Bài 19. Một số thân mềm khác

Lý thuyết và bài tập cho Bài 19. Một số thân mềm khác, Chương 4, Sinh học 7, Tập 1

I - MỘT SỐ ĐAI DIỆN

Ngành Thân mềm có số loài rất lớn (khoảng 70 nghìn loài) lại đa dạng và rất mong phú ờ vùng nhiệt đới. Chúng sống ờ biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Với số sống trên cạn. số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ của tàu thuyền (con hà).

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 66 SGK Sinh học 7

Đề bài

Tìm các đại diện thân mềm tương tự mà em gặp ở địa phương?

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết

Quê em ở đồng bằng nên thường gặp các loại thân mềm như: Ốc vặn, ốc sên, ốc bươu vàng, ốc hột, ốc gạo, hến,  ốc nhồi.

   - Đồng ruộng: Ốc vặn, ốc bươu vàng, ốc hột, ốc gạo, hến, ốc nhồi.

   - Biển: mực, bạch tuộc, ngao

   - Nước ngọt: trai, ốc sông

   - Trên cạn nơi ẩm ướt: ốc sên

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 66 SGK Sinh học 7

Đề bài

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Ốc sên tự vệ bằng cách nào?

- Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên?

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ốc sên di chuyển chậm và không có khả năng chạy trốn.

Lời giải chi tiết

- Khi bị tấn công ốc sên chui vào trong vỏ để tự vệ vì chúng di chuyển chậm không có khả năng chạy trốn.

- Ốc sên đẻ trứng trong hang để bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

Câu hỏi thảo luận trang 67 SGK Sinh học 7

Đề bài

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách: đuổi bắt mồi và rình mồi một chỗ (đợi mồi đến để bắt).

- Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có nhìn rõ để chạy chốn không?

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Mực có các xúc tu dài, da của chúng có thể thay đổi màu sắc

Lời giải chi tiết

Bài 1 trang 67 SGK Sinh học 7

Đề bài

Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên đế lại dấu vết trên lá như thế nào?

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cơ thể ốc sên có lớp nhầy bao quanh phần thịt của chúng.

Lời giải chi tiết

Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ớ độ cao trên 1000m so với mặt nước biển.
Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.

Bài 2 trang 67 SGK Sinh học 7

Đề bài

Hãy nêu một số tập tính của mực.

 

Lời giải chi tiết

Một số tập tính ở mực:

- Tập tính săn mồi bằng cách rình bắt

- Tập tính phun “hỏa mù” che mắt kẻ thù để trốn chạy.

- Tập tính chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển.


Giải các môn học khác

Bình luận

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG

CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN

CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM

CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 7

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

CHƯƠNG VII: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 7

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất