Bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

Lý thuyết và bài tập cho bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim, Chương 6, Sinh học 7, Tập 2

I. CÁC NHÓM CHIM

Hiện nay lớp Chim được biết khoảng 9 600 loài được xếp trong 27 bộ. Ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài. Lớp Chim được chia thành ba nhóm sinh thái lớn: nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.

1. Nhóm chim chạy

- Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng

- Đặc điểm cấu tạo thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên: Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 143 SGK Sinh học 7

Đề bài

Quan sát hình 44.1 và 44.2 thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- Nêu đặc điểm của đà điểu thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên, sa mạc khô nóng.

- Nêu đặc điểm cấu tạo của chim cánh cụt thích nghi với đời sống bơi lội.

Lời giải chi tiết

Đà điểu

Chim cánh cụt

Câu hỏi thảo luận 1 trang 145 SGK Sinh học 7

Đề bài

Đọc bảng và hình 44.3, điền nội dung phù hợp vào ô trống trong bảng sau:

Bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài một số bộ Chim thích nghi với đời sống của chúng

Đặc điểm

Bộ ...

Bộ ....

Bộ ... Bộ ...

Mỏ

Mỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang

Mỏ ngắn, khỏe

Câu hỏi thảo luận 2 trang 145 SGK Sinh học 7

Đề bài

Thảo luận, nêu những đặc điểm chung của lớp Chim.

Lời giải chi tiết

Những đặc điểm chung của lớp Chim:

- Là động vật có xương sống

- Cơ thể có lông vũ bao phủ

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Có mỏ sừng

- Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

- Trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc, được ấp nở thành con nhờ thân nhiệt bố mẹ

- Là động vật hằng nhiệt

Bài 1 trang 146 sgk sinh học 7

Đề bài

Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ Ngỗng, bộ Gà, bộ Chim ưng, bộ Cú.

Lời giải chi tiết

Bài 2 trang 146 SGK Sinh học 7

Đề bài

Đặc điểm chung của lớp Chim?

Lời giải chi tiết

Đặc điểm chung của lớp chim:

- Mình có lông vũ bao phủ.

- Chi trước biến đổi thành cánh.

- Có mỏ sừng.

- Phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp.

- Tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi.

- Là động vật hằng nhiệt.

- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, con non yếu và được chim bố mẹ chăm sóc.

Bài 3 trang 146 SGK Sinh học 7

Đề bài

Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người.

Lời giải chi tiết

* Lợi ích của chim:

- Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bàng, chim cắt,…

- Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…

- Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

- Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).


Giải các môn học khác

Bình luận

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG

CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN

CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM

CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 7

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

CHƯƠNG VII: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 7

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất