Bài 41: Chim bồ câu

Lý thuyết và bài tập cho bài 41: Chim bồ câu, Chương 6, Sinh học 7, Tập 2

I. ĐỜI SỐNG

- Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi.

Bồ câu nhà

- Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ cầu là động vật hằng nhiệt.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 135 SGK Sinh học 7

Đề bài

 

Quan sát hình 41.1, 41.2 đọc bảng 1, điền vào ô trống của bảng 1.

Bảng 1 : Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu 

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích nghi

Thân: Hình thoi

 

Chi trước: Cánh chim

 

Câu hỏi thảo luận trang 136 SGK Sinh học 7

Đề bài

Quan sát hình 41.3, 41.4 đánh dấu (✓) ứng với động tác thích hợp vào bảng 2.

Bảng 2: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn 

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh

Kiểu bay lượn

Cánh đập liên tục

 

 

Bài 1 trang 137 SGK Sinh học 7

Đề bài

Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.

Lời giải chi tiết

Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu:

- Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.

- Thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/lứa, trứng có vỏ đá vôi.

- Trứng được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.

Bài 2 trang 137 SGK Sinh học 7

Đề bài

Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

Lời giải chi tiết

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước trở thành cánh: để bay.

- Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

- Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

- Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

Bài 3 trang 137 sgk sinh học 7

Đề bài

So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

Lời giải chi tiết

Kiểu bay vỗ cánh (bồ câu) Kiểu bay lượn (hải âu)
Đập cánh liên tục Cánh đập chậm rãi, không liên tục cánh dang rộng mà không đập
Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió

Giải các môn học khác

Bình luận

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG

CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN

CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM

CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 7

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

CHƯƠNG VII: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 7

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất