Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tết cho tác phẩm Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ, Tuần 4, Ngữ văn lớp 11 chi tết, tập 1

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (6 câu đầu) : Nguyễn Công Trứ khi còn làm quan.

- Phần 2 (13 câu sau) : Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về hưu.

Nội dung chính

Phong cách sống có bản lĩnh cá nhân (được gọi là "ngất ngưởng") của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế.
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trong Bài ca ngất ngưởng, từ "ngất ngưởng" được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ "ngất ngưởng" qua các văn cảnh sử dụng đó.

Lời giải chi tiết:

- Trong bài thơ, từ "ngất ngưởng" được lặp lại bốn lần.

- Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định

- Nghĩa của từ "ngất ngưởng" trong bài: thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại được thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Lời giải chi tiết:

- Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng) nhưng ông vẫn ra làm quan bởi:

+ Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.

Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.

Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Ông cho rằng mình ngất ngưởng là vì ông tự ý thức được tài năng, bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của mình. 

- Dẫn chứng thể hiện sự "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ:

+ Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa 

Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Lời giải chi tiết:

Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so với thể thơ Đường luật.

- Về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng loại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu).

- Số chữ của mỗi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.

Câu hỏi trang 50 SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Luyện tập

Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr.50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ.

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:

- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 11 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 11

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11

  • Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm
  • Bài ca lưu biệt - Huỳnh Thúc Kháng
  • Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải
  • Tống biệt hành - Thâm Tâm
  • Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
  • Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố
  • Ngục Kông Tum - Lê Văn Hiến
  • Mưu trí của Chiêu Vũ - Nguyễn Khoa Chiêm

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất