Tự Tình - Hồ Xuân Hương

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tết cho tác phẩm Tự Tình - Hồ Xuân Hương, Tuần 2, Ngữ văn lớp 11 chi tết, tập 1

Bố cục : 4 phần

- Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng

- Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng

- Luận (hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất

- Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:

   Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

   Trơ cái hồng nhan với nước non

+ Thời gian: Đêm khuya

+  Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.

Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người:

   Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

   Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hai câu thơ nói lên tâm trạng gì của tác giả?

Lời giải chi tiết:

Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi:

   Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,

   Mảnh tình san sẻ tí con con!

- "Ngán" là chán ngán, là ngán ngẩm. Xuân Hương ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá đang chơi một vòng quay nhàm chán như chính chuyện duyên tình của con người.

Câu 4 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Bài thơ vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

Lời giải chi tiết:

- Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng làm tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, với nhiều người có thể không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí phó mặc, buông xuôi.

Câu 1 trang 20 SGK Ngữ Văn 11 tập 1 - Luyện tập

Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai bài Tự tình (I) và Tự tình (II)

Trả lời:

Bài làm

   Mở đầu chùm ba bài thơ Tự tình, Xuân Hương viết:

   Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

   Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

   Mõ tliảm klĩông khua mà cũng cốc,

   Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

   Trước nghe những tỉếng thêm rền rĩ,

   Sau giận vì duyên để mõm mòm.

   Tài tử văn nhân ai dó tá?

   Thân này đâu dã chịu già tom!


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 11 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 11

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11

  • Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm
  • Bài ca lưu biệt - Huỳnh Thúc Kháng
  • Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải
  • Tống biệt hành - Thâm Tâm
  • Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
  • Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố
  • Ngục Kông Tum - Lê Văn Hiến
  • Mưu trí của Chiêu Vũ - Nguyễn Khoa Chiêm

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất