Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tiết cho Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh, Tuần 29, Ngữ văn lớp 11 chi tiết, Tập 2

Tóm tắt

     Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn An Ninh.

     Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất gốc văn hóa.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi "Tây hóa"?

Lời giải chi tiết:

 Trong bài văn, Nguyễn An Ninh đã cực lực phê phán những kiểu học đòi chạy theo "Tây hoá":

- Đó là việc: "Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình", bởi họ cho đó là "một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc".

Câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc?

Lời giải chi tiết:

- Theo tác giả, tiếng nói vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc. "Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị".

- Nhận định của tác giả là hoàn toàn có căn cứ bởi:

Câu 3 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Căn cứ vào đâu, tác giả nhận định tiếng "nước mình" không nghèo nàn?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã đưa ra ba dẫn chứng để khẳng định rằng tiếng nước mình không nghèo nàn:

- "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?". Tác giả đặt ra một câu hỏi mang tính khảng định. Ngôn ngữ của Nguyễn Du là ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều - một kiệt tác văn chương được đánh giá là đã thể hiện được một cách sâu sắc và phong phú nhiều mặt của đời sống con người nhất là đời sống nội tâm.

Câu 4 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ "nước mình"?

Lời giải chi tiết:

Câu 5 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2

- Trong bài viết, Nguyễn An Ninh khẳng định: "Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian". Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị, câu nói trên của tác giả là có lí nhưng không hoàn toàn đúng. Muốn giải phóng dân tộc, chúng ta phải làm một cuộc cách mạng vũ trang với một đường lối đúng đắn, chứ không thể chỉ làm cho ngôn ngữ phong phú được.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 11 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 11

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11

  • Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm
  • Bài ca lưu biệt - Huỳnh Thúc Kháng
  • Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải
  • Tống biệt hành - Thâm Tâm
  • Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
  • Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố
  • Ngục Kông Tum - Lê Văn Hiến
  • Mưu trí của Chiêu Vũ - Nguyễn Khoa Chiêm

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất