Thực hành về thành ngữ, điển cố

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tết cho bài Thực hành về thành ngữ, điển cố, Tuần 6, Ngữ văn lớp 11 chi tết, tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sử dụng hai thành ngữ:

Một duyên hai nợ: Hàm ý nói lên sự vất vả của bà Tú khi phải một mình đảm đương tất cả công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.

Năm nắng mười mưa: Chỉ sự vất vả, cực nhọc khi phải làm việc ngoài trời với thời tiết khắc nghiệt.

Câu 2 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm.

Lời giải chi tiết:

a) Trong hai câu thơ trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du:

   Người nách thước, kẻ tay đao,

   Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

   Thành ngữ được sử dụng là: "Đầu trâu mặt ngựa".

=> Thành ngữ này đã biểu đạt được tính chất hung bạo, thú vật và sự vô lại, vô tổ chức của bọn quan quân khi chúng kéo đến nhà Thúy Kiều  khi gia đình nàng bị vu oan.

Câu 3 trang 66 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố.

Lời giải chi tiết:

Hai điển cố được sử dụng là:

Giường kìa: Mượn ý từ câu chuyện về Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

Câu 4 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thuý của các điển cố.

Lời giải chi tiết:

Ba thu: Điển cố này lấy ý từ câu thơ trong Kinh Thi "Nhất nhật bất kiến như tam thu hề" (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) - nói về nỗi nhớ nhung da diết của con người. Dùng điển cố này, câu thơ trong Truyện Kiều muốn nói ý: Khi chàng Kim đã tương tư Thuý Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau cảm giác lâu như ba năm vậy.

Câu 5 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Thay thế các thành ngữ bằng những từ ngữ thông thường. Nhận xét vé hiệu quả diễn đạt.

Lời giải chi tiết:

a) Trong câu: "Này các cậu đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ", có hai thành ngữ:

Ma cũ bắí nạt ma mới: Người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt, bắt nạt, doạ dẫm người mới đến. Có thể thay bằng cụm từ: bắt nạt người mới.

Chân ướt chân ráo: Vừa mới đến, còn lạ lẫm. Có thể thay bằng chính những từ vừa giải thích.

Câu 6 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tìm hiểu kĩ ý nghĩa cũng như cách dùng thành ngữ trước khi đặt câu. Có thể tham khảo một số câu sau:

Lời giải chi tiết:

- Nói với đứa không biết suy nghĩ như nó thì có khác gì nước đổ đầu vịt đâu.

- Mừng cho nó mẹ tròn con vuông.

- Ngẫm cũng thấy mừng cho nó. Suốt mấy năm nấu sử sôi kinh, giờ thì đã công thành danh toại.

Câu 7 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tìm hiểu kĩ ý nghĩa của các điển cố và cách dùng trước khi đặt câu. Có thể tham khảo một số câu sau:

Lời giải chi tiết:

- Dạo này nhà em nợ như chúa Chổm bác ạ!

- Bên làng Đông dường như đã kịp tìm ra cái gót chân A-sin của đối phương rồi.

- Khổ thân em tôi, tránh đến thế rồi mà cuối cùng vẫn gặp một gã Sở Khanh.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 11 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 11

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11

  • Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm
  • Bài ca lưu biệt - Huỳnh Thúc Kháng
  • Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải
  • Tống biệt hành - Thâm Tâm
  • Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
  • Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố
  • Ngục Kông Tum - Lê Văn Hiến
  • Mưu trí của Chiêu Vũ - Nguyễn Khoa Chiêm

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất