Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tết cho Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 - Ngữ văn 11, Tuần 1, Ngữ văn lớp 11 chi tết, tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Phong cách ngôn ngữ báo chí

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái quát về phong cách báo chí

a) Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…

b) Đặc điểm: Tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.

2. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí

Luyện tập kết hợp các thao tác nghị luận

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

   Một bài văn phải là một chỉnh thể về hình thức và nội dung bao gồm kiến thức, các bước lập luận… Khi viết một bài văn nghị luận cần phải kết hợp nhiều thao tác nghị luận như so sánh, phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, suy luận…

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Luận điểm và các thao tác nghị luận được sử dụng trong các ví dụ.

a)

   Luận điểm: Tinh thần đoàn kết của người Việt Nam

   Thao tác nghị luận chính: So sánh và chứng minh.

b)

Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn

I. Những yêu cầu về đọc tiểu thuyết và truyện ngắn Tiểu thuyết và truyện ngắn thuộc loại tác phẩm tự sự. Tác phẩm được cấu tạo bởi các yếu tố cốt truyện, nhân vật, lời kể của người kể chuyện, chi tiết, tình tiết, tình huống…

   Khi đọc tiểu thuyết và truyệnngắn cần lưu ý:

1. Phân tích hình tượng nhân vật

   Tư tưởng của nhà văn thể hiện ở hệ thống nhân vật, tập trung ở nhân vật chính. Khi phân tích nhân vật chú ý:

Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

II. RÈN KĨ NĂNG

a. Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong những câu (đoạn) sau (tr. 237 SGK). Viết lại những câu (đoạn) ấy theo hiểu biết của anh (chị).

   Nhận xét chung: Cách sử dụng ngôn ngữ của các văn bản trên gây khó khăn cho người đọc trong việc hiểu nội dung văn bản.

a)

- Nhận xét: Quá lạm dụng tiếng Anh, đây là hiện tượng thường gặp trên những văn bản báo chí viết về tin học và ca nhạc, đặc biệt là ca nhạc quốc tế.

Luyện tập về tách câu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

   Tách câu là tách một bộ phận của câu thành câu riêng nhằm mục đích tu từ (nhấn mạnh nội dung thông tin) hoặc để chuyển nội dung. Việc đặt dấu câu bất thường như vậy thường chỉ gặp trong văn học nghệ thuật.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Đọc các câu sau:

a. Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu.

b. Cô hàng xóm vừa du học ở Ô-xtrây-li-a về. Cho một đĩa ổi chín.

c. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng.

d. Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái.

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mamg tính chất thời sự, người làm chứng, …

   Có thể phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, qua mạng Internet…hình thức thường gặp là phỏng vấn trực tiếp.

Đọc kịch bản văn học

I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ ĐỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC

1. Trong kịch có nhân vật, cốt truyện, lời trữ tình và đặc biệt là xung đột gay gắt. Vì thế, đọc kịch cần chú ý: Phân tích cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, xung đột kịch.

2. Kịch ít lời kể, chủ yếu là lời thoại nên đọc kịch phải chú ý  đến lời thoại của nhân vật. Lời thoại biểu hiện xung đột kịch và tính cách nhân vật. Qua lời đối thoại (hoặc độc thoại), nhận vật bộc lộ tính cách và tâm trạng. Cùng với hành động, lời thoại của nhân vật cũng là nơi thể hiện tư tưởng của vở kịch.

Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Tham khảo phần Kiến thức cơ bản của bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

- Khi xây dựng đề cương phỏng vấn, chú ý nên:

+ Đặt vào tình huống cụ thể để việc luyện tập được tiến hành một cách tự nhiên.

+ Hỏi ý kiến nhận xét của người được phỏng vấn. (Thấy vấn đề như thế nào? Nhận xét gì về vấn đề này hiện nay?…)

+ Hỏi về qua điểm riêng. (Nghĩ gì? Quan niệm thế nào về vấn đề?…)

+ Liên hệ cá nhân người được phỏng vấn. (Họ đã như thế nào trong vấn đề này?..).

II. RÈN KĨ NĂNG

Luyện tập về từ Hán Việt lớp 11

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

   Sử dụng từ Hán Việt hợp lí, đúng ngữ cảnh sẽ khiến cho câu văn hàm súc, trang trọng. Nhưng cần tránh các trường hợp lạm dụng từ Hán Việt.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Đọc câu thơ sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

   Trời nghe hạ giới ai ngâm nga

   Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà

                           (Tản Đà – Hầu trời)

a. Nghĩa của tiếng, từ:

- hạ: ở dưới

- giới: phạm vi, danh giới, một vùng đất.

Luyện tập về trường từ vựng và quan hệ trái nghĩa

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn; những từ trong một trường từ vựng có thể khác biệt nhau về từ loại. Do hiện tượng đa nghĩa, một từ có thể tham gia vào nhiều trường từ vựng khác nhau.

- Quan hệ trái nghĩa là quan hệ giữa các từ có nghĩa đối lập nhau. Hai từ trái nghĩa bao giờ cũng có một cơ sở chung nào đó, một từ có thể tham gia vào nhiều quan hệ trái nghĩa khác nhau.

II. RÈN KĨ NĂNG

Lập luận phân tích

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phân tích là chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của hiện tượng và sự vật đó.

   Sự vật, hiện tượng đó có thể là một nhận định, một khái niệm, một tác phẩm, một đoạn hoặc một nhân vật… trong tác phẩm.

Luyện tập về lập luận phân tích

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

II. DÀN BÀI GỢI Ý

Đề 1

   Viết đoạn văn bàn về được và mất ở đời.

   Mở đoạn:

- Trong cuộc sống ai cũng mong “được” và chẳng ai muốn “mất”.

- Nhưng trong cuộc sống, có những điều “được”, “mất” là lâu dài thậm chí vĩnh viễn, lại có điều “được” là “mất”, “mất” là “được”.

   Thân đoạn:

- “Được” tri thức, kinh nghiệm…là cái “được” lâu dài.

- “Mất” tuổi trẻ, danh dự…là “mất” lâu dài, vĩnh viễn.

Luyện tập về lập luận phân tích (tiếp theo)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thơ trữ tình là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ ca là nơi phản ánh đời sống tâm hồn, là tiếng nói của con người, là rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan

   Vẻ đẹp và giá trị của thơ trữ tình được thể hiện ở ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Vần điệu, sự phân dòng tạo nên nhạc tính cho thơ.

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

Thể loại

Nội dung

1

Vào phủ chúa Trịnh

(trích Thượng kinh kí sự )

Lê Hữu Trác

Soạn bài Ngữ cảnh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm

- Ngữ cảnh là tất cả những gì có liên quan đến việc tạo lập và hiểu câu nói, bao gồm văn cảnh và tình huống giao tiếp

- Văn cảnh là những từm ngữ, câu đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét.

- Tình huống giao tiếp: Trước hết, đó là tình huống giao tiếp cụ thể, tức hoạt động giao tiếp diễn ra ở đâu, bao giờ, các bên tham gia giao tiếp gồm những ai.

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nền văn học được hiện đại hoá

a, Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ đến Cách mạng tháng Tám 1945) đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cho văn học phát triển. Thơ văn của chí sĩ cách mạng, của nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng những về hình thức cơ bản vẫn là của văn học trung đại.

Viết bài tập làm văn số 3 lớp 11

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề văn học: Tác phẩm, tác giả, thời đại văn học, trào lưu, trường phái…

2. Phân loại

- Phân loại theo cách thức: Phân tích, bình luận, bình giảng, chứng minh văn học.

- Phân loại theo nội dung: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, một tác phẩm, một nhân vật…

   Trong thực tế, ở nhà trường thường gặp kiểu bài hỗn hợp trong đó phối hợp các cách thức để làm bài nghị luận về một nội dung nào đó.

Soạn bài Ngữ cảnh (tiếp theo)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc tạo lập văn bản a. Văn cảnh chi phối cách dùng từ, đặt câu

   Trong quá trình tạo lập văn bản, văn cảnh có ảnh hưởng đến việc chọn lựa từ ngữ để sử dụng trong câu, việc tạo câu trong văn bản. Một từ khi được dùng trong câu phải phù hợp ở mức độ nhất định về ngữ nghĩa, về ngữ pháp với các từ ngữ trong câu.

b. Tình huống giao tiếp ảnh hưởng đến những đặc trưng phong cách của văn bản được tạo lập.

Luyện tập về lập luận phân tích: Tác phẩm văn xuôi

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác phẩm văn xuôi tái hiện đời sống thông qua cốt truyện, hệ thống nhân vật, tình tiết, chi tiết, sự kiện… Tác phẩm văn xuôi có khả năng phản ánh hiện thực rất rộng lớn.

2. Khi phân tích tác phẩm văn xuôi cần chú ý đến: cốt truyện, nhân vật, chi tiết, tình huống, hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm… Qua việc phân tích làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi.

II. RÈN KĨ NĂNG

Câu 1

Lập luận so sánh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm Lập luận so sánh là một thao tác nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật. So sánh để thấy sự giống nhau, khác nhau, từ đó mà thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. So sánh gồm so sánh tương phản và so sánh tương đồng.

2. Tác dụng

Viết đoạn văn lập luận so sánh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Vận dụng thao tác lập luận so sánh tương phản

a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, nhưng hoàn toàn chưa đủ để khám pha, sáng tạo”.

   Gợi ý:

- “Biết” là nhận thức được vấn đề; “Hiểu” là nắm được bản chất vấn đề.

- Còn “Khám phá” là tìm ra cái mới; “Sáng tạo” là tạo ra cái mới.

- Nhận thức và nắm được bản chất vấn để chỉ đủ để “làm theo, đi theo”, bắt chước những gì con người nắm được.

Luyện tập về hiện tượng tách từ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

   Từ thường có cấu tạo ổn định, các tiếng trong một từ kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhưng khi sử dụng, đối với một số từ đa âm tiết, các tiếng có thể được tách ra theo lối đan xen từ khác vào. Cách tách từ như vậy tạo nhạc điệu cho câu đồng thời nhấn mạnh được nội dung cần làm rõ.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

 I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phân tích đề là xác định các vấn đề sau: Nội dung trọng tâm của bài viết

- Các thao tác lập luận chính cần sử dụng: Giải thích, chứng minh, phân tích…; kết hợp các phương thức biểu đạt

Phạm vi tư liệu cần huy động

2. Tìm ý là xác định các ý văn cho bài văn nghị luận

   Có thể thực hiện việc tìm ý bằng cách đặt ra các câu hỏi và tự trả lời rồi từ câu trả lời xác định ý văn. Sau đó, phân loại, sắp xếp tạo thành hệ thống ý lớn, ý nhỏ cho bài viết.

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngôn ngữ chung Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp.

   Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực xác định về ngữ âm - chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều cần phải có những hiểu biết nhất định ngôn ngữ chung của cộng đồng, dân tộc thì mới có thể giao tiếp được.

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 11

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm Nghị luận xã hội lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, nhằm làm sáng rõ cái đúng, sai, tốt, xấu, phải, trái của vấn đề được nêu ra.

   Nội dung cần nghị luận thường được cô đúc trong các câu tục ngữ, danh ngôn hoặc một lời nhận xét khái quát nào đó thể hiện những quan niệm, đánh giá…về các vấn đề của xã hội.

2. Lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội

Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

(Xem bài trước)

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Phân tích những đoạn và bài thơ sau đây, làm rõ những nét riêng của mỗi tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện cảnh vật và con người.

a, Hoa dãi nguyệt, nguyệt  in một tấm

   Nguyệt lồng hoa, hoa thắm một bông

   Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng

   Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!

(Đoàn Thị Điểm – Bản dịch Chinh phụ ngâm)

b, Gương nga vằng vặc đầy song,

Viết bài tập làm văn số 2 lớp 11 BÀI VIẾT SỐ 2 (Nghị luận xã hội)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

(Xem bài trước)

II. GỢI Ý DÀN BÀI

Đề 1:

   Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng viết “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” (truyện Lục Vân Tiên). Anh (chị) hiểu ý thơ trên như thế nào?

   Hãy viết bài văn bàn về “lẽ ghét thương” trong cuộc sống hàng ngày.

a. Mở bài

- Giới thiệu con người Nguyễn Đình Chiểu.

- Trích dẫn câu thơ thể hiện “lẽ ghét thương” của Nguyễn Đình Chiểu.

b. Thân bài

Nghị luận xã hội chủ đề “Nói không với những tệ nạn xã hội”

Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà, song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

Suy nghĩ của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

Tôn sư trọng đạo” không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống đã có từ lâu đời này? “Tôn sư” ở đây chỉ sư tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học, “trọng đạo” là coi trọng những chuẩn mực đạo đức, những đạo lý làm người

Ý nghĩa của việc tự học

Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng

   Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .

Văn nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người

 Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.

Nghị luận xã hội “Bàn về sự nhường nhịn”

I/ MỞ BÀI: “Nhịn điều vinh nhục tấm thân yên Nhịn sự hơn thua tránh phiền lụy…” (Trích “Những điều răn của Phật”)

   Từ xưa, đức nhẫn nhịn được các bậc hiền nhân xem là một trong các phương châm xử thế hàng đầu. Nó thể hiện được trí tuệ sáng suốt, tính cách điềm đạm, ý chí bền vững, lòng khoan dung đức tính vị tha của người quân tử. Có biết bao tấm gương để lại cho đời sau về đức tính nhẫn nhịn.

II/ THÂN BÀI:

Bài nghị luận về tôn sư trọng đạo

 Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Nghị luận xã hội về tinh thần tự học

 Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì?

Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc

 Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều đó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống.

   Hạnh phúc là cảm giác sung sướng , mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đạt được những gì mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tiêu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau.

Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm

 Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như thế thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực… Xã hội mà có nhiều người “không dại gì” như vậy nên người xấu càng được đà làm càn.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 11 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 11

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN VĂN 11 TẬP 2

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 11

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 11

  • Nam triều công nghiệp diễn chí - Nguyễn Khoa Chiêm
  • Bài ca lưu biệt - Huỳnh Thúc Kháng
  • Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải
  • Tống biệt hành - Thâm Tâm
  • Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông
  • Góc chiếu giữa đình - Ngô Tất Tố
  • Ngục Kông Tum - Lê Văn Hiến
  • Mưu trí của Chiêu Vũ - Nguyễn Khoa Chiêm

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất