Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077), Chương 2, Phần 2, Lịch sử 7

I – GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

1.1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.

   + Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

   + Nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đói khổ, nổi dậy đấu tranh.

   + Bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

- Nhà Tống xâm lược Đại Việt để giải quyết tình trạng khủng hoảng.

- Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống:

   + Xúi giục vua Cham-pa tấn công Đại Việt.

   + Ngăn cản việc đi lại buôn bán của nhân dân hai nước.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 39 sgk Lịch Sử 7

Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì ?

Trả lời:

    - Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước.

    - Nhà Tống muốn dùng chiến công để trấp áp phe đối lập trong triều, lai nước biên cương ở phía Bắc là Liêu – Hạ và các cuộc đổi với nhân dân trong nước.

Câu hỏi 2 trang 39 sgk Lịch Sử 7

Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào ?

Trả lời:

    - Cử Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy.

    - Tăng cường lực lượng quốc phòng, quân đội tập luyện ngày đêm.

    - Các tù trưởng đánh trả các cuộc quấy phá, dụ dỗ của nhà Tống.

    - Ở phía Nam, đánh bại ý đồ tấn công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa.

Câu hỏi trang 40 sgk Lịch Sử 7

Việc chủ động tiến công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào ?

Trả lời:

    - Tiêu diệt lực lượng của nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, súng đạn mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

    - Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn cuộc xâm lược của nhà Tống.

Bài 1 trang 40 sgk Lịch sử 7

Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt.

Lời giải:

    - Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước.

 - Nhà Tống muốn dùng chiến công để trấp áp phe đối lập trong triều, lai nước biên cương ở phía Bắc là Liêu – Hạ và các cuộc đổi với nhân dân trong nước.

Bài 2 trang 40 sgk Lịch sử 7

Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược của nhà Tống ?

Lời giải:

    - Cử Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy.

    - Tăng cường lực lượng quốc phòng, quân đội tập luyện ngày đêm.

    - Các tù trưởng đánh trả các cuộc quấy phá, dụ dỗ của nhà Tống.

    - Ở phía Nam, đánh bại ý đồ tấn công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa.

Câu hỏi trang 41 sgk Lịch Sử 7

Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống ?

Trả lời:

    - Sông Như Nguyệt bấy giờ khá sâu, rộng, lại là vị trí quan trọng trên đường Bắc – Nam. Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

    - Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên rất khó vượt qua.

    - Lực lượng chủ yếu của nhà Tống là bộ binh.

Câu hỏi trang 42 sgk Lịch Sử 7

Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

Trả lời:

    - Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.

    - Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.

    - Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.

    - Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.

Câu hỏi trang 43 sgk Lịch Sử 7

Hãy trình bày ý nghĩa của chiến thắng Như Nguyệt.

Trả lời:

    - Chiến thắng Như Nguyeeth là trận quyết định số phận của quân Tống xâm lược. Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của đất nước được giữ vững.

    - Lý Thường Kiệt, người chỉ huy trận đánh thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

Bài 1 trang 43 sgk Lịch sử 7

Em hãy trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta theo lược đồ trên (SGK, trang 43).

Lời giải:

    - Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng bè 2 lần vượt sông, bị ta phản công đẩy lùi về bờ Bắc.

Bài 2 trang 43 sgk Lịch sử 7

Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống.

Lời giải:

    - Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, các dân tộc ít người đã đóng góp một phần quan trọng trong cuộc tiến công để tự vệ của nhà Lý.

    - Quân bộ do các tù trưởng như Thâm Cảnh Phúc, Tông Đàn chỉ huy dân binh miền núi đánh châu Ung (Quảng Tây – Trung Quốc) .

    - Khi kháng chiến bùng nổ, các tù trưởng dân tộc ít người đã tập trung lực lượng cho quân mai phục những vị trí chiến lược gần biên giới Việt – Tống.

Bài 3 trang 43 sgk Lịch sử 7

Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.

Lời giải:

- Nguyên nhân thắng lợi:

    + Do ý chí độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Đại Việt.

    + Do sức mạnh đoàn kết to lớn của dân tộc.

    + Do biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.

    + Do công lao và tài năng của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh rất độc đáo.

- Ý nghĩa lịch sử:


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH -TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

CHƯƠNG III. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)

CHƯƠNG IV. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)

CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI - XVIII

CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1

Đề kiểm tra 45 phút phần 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 7