Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Lý thuyết và bài tập cho Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV, Chương 3, Phần 2, Lịch sử 7

I – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Tình hình kinh tế

- Cuối TK XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất, và công tác thủy lợi → mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

- Nông dân phải bán ruộng đất trở thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.

- Ruộng đất tập chung chủ yếu trong tay quý tộc, địa chủ, nhà chùa, ruộng đất công làm xã bị xâm lấn, ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

- Sưu thuế nặng nề.

→ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn làng xã tiêu điều, xơ xác.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 74 sgk Lịch Sử 7

Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào ? Tại sao có tình trạng đó ?

Trả lời:

    - Ruộng đất nằm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ, ruộng đất công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

    - Công tác thủy lợi: không được chăm lo tu sửa nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

    - Chính sách thuế khóa: dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.

Câu hỏi trang 75 sgk Lịch Sử 7

Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV ?

Trả lời:

    - Vua, quan, vương hầu ăn chơi sa đọa : nghiện rượu, mê đàn hát, xa xỉ, lãng phí tiền của, hoang dâm...

    - Mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, nhất là khi Dương Nhật Lễ được đưa lên làm vua.

Câu hỏi trang 76 sgk Lịch Sử 7

Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV.

Trả lời:

Bài 1 trang 77 sgk Lịch sử 7

Em hãy trình bày tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.

Lời giải:

    * Tình hình kinh tế :

- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều. Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.

Bài 2 trang 77 sgk Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV ?

Lời giải:

    Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần không còn quan tâm đến đời sống nhân dân như trước, kinh tế ngày càng giảm sút, mất mùa, đói kém liên tục xảy ra, trong khi quan lại chỉ biết lo ăn chơi, hưởng lạc, xã hội bất ổn định, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Như vậy, vương triều nhà Trần không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV, sự sụp đổ của nhà Trần là điều không thể tránh khỏi.

Bài 3 trang 77 sgk Lịch sử 7

Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì ? Tại sao ?

Lời giải:

    Thành phần tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân làng xã đói khổ lưu vong, nông nô và nô tì. Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV, điều đó chứng tỏ xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

Câu hỏi trang 77 sgk Lịch Sử 7

Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời:

    Nhà Hồ được thành lập khi nhà Trần suy sụp, không còn khả năng tiếp tục cai trị. Xã hội khủng hoảng sâu sắc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là khi ngoại xâm đang được đe dọa nền độc lập dân tộc.

Câu hỏi trang 78 sgk Lịch Sử 7

Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì ?

Trả lời:

    - Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.

    - Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.

Câu hỏi trang 79 sgk Lịch Sử 7

Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly ?

Trả lời:

    Đây là chính sách tích cực, sáng tạo: thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng như làm lại sổ đinh, tích cực sản xuất vũ khí, chế tạo vũ khí như súng thần cơ và các loại thuyền chiến mới. Nhà Hồ còn sáng tạo cho xây dựng một số thành kiên cố như thành Tây Đô (Thanh Hóa), thành Đa Bang (Hà Nội)...

Bài 1 trang 80 sgk Lịch sử 7

Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

Lời giải:

Lĩnh vực Nội dung và biện pháp cải cách
Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đối với một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Bài 2 trang 80 sgk Lịch sử 7

Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.

Lời giải:

    - Mặt tiến bộ: Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguông thu nhập của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục, quân sự có nhiều tiến bộ, góp phần làm ổn định xã hội tình hình đất nước.

Bài 3 trang 80 sgk Lịch sử 7

Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?

Lời giải:

    Hồ Quý Ly là một người thực sự tài năng, là một người yêu nước, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH -TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

CHƯƠNG III. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)

CHƯƠNG IV. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)

CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI - XVIII

CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1

Đề kiểm tra 45 phút phần 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 7