Bài 22 phần 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 22 phần 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII), Chương 5, Phần 2, Lịch sử 7

I – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1.1. Triều đình nhà Lê

- Từ thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.

   + Vua, quan ăn chơi sa đọa.

   + Nội bộ triều đình rối loạn, chia bè kết cánh tranh giành quyền lực.

1.2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu TK XVI

a. Nguyên nhân:

- Triều đình suy yếu, không quan tâm đời sống nhân dân.

- Quan lại vơ vét bóc lột thậm tệ.

→ Đời sống nhân dân cực khổ → Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 107 sgk Lịch Sử 7

Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều.

Trả lời:

    - Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

    - Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.

Câu hỏi 1 trang 108 sgk Lịch Sử 7

Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra tai họa gì cho nhân dân ta.

Trả lời:

    - Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, di phu.

    - Mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất ìà những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh".

Câu hỏi 2 trang 108 sgk Lịch Sử 7

Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?

Trả lời:

    Năm 1545. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyển. Người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Từ đó, Nguyễn Hoàng xây dựng một thế lực riêng. Khi ông mất con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".

Câu hỏi trang 109 sgk Lịch Sử 7

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?

Trả lời:

    Hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Bài 1 trang 109 sgk Lịch sử 7

Hãy nêu lên hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.

Lời giải:

    * Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều:

    Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.

    * Sự chia cắt Đàng Trong Đàng Ngoài:

Bài 2 trang 109 sgk Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI – XVII ?

Lời giải:

    - Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.

    - Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH -TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

CHƯƠNG III. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)

CHƯƠNG IV. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)

CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI - XVIII

CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1

Đề kiểm tra 45 phút phần 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 7