Bài 19 phần 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Lý thuyết và bài tập cho Bài 19 phần 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Chương 3, Phần 2, Lịch sử 7

I – THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 – 1427)

1.1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Lê Lợi là người yêu nước, thương dân, có uy tín lớn.

- Trước cảnh nước mất, Lê Lợi tổ chức chiêu tập nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ Lam Sơn.

- Khởi nghĩa được đông đảo nhân dân, nghĩa sĩ hưởng ứng, lực lượng tăng lên nhanh chóng.

- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề Lũng Nhai.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 trang 86 sgk Lịch sử 7

Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423.

Lời giải:

    - Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

Bài 2 trang 86 sgk Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 – 1423 ?

Lời giải:

Bài 3 trang 86 sgk Lịch sử 7

Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi ?

Lời giải:

    Trước tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh , vượt qua bao khó khăn gian khổ của nghĩa quân, mặc dù mạnh hơn ta nhưng quân Minh không thể tiêu diệt được nghĩa quân mà chúng buộc phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là để thực hiện âm mưu dụ hòa, mua chuộc Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu hỏi trang 85 sgk Lịch Sử 7

Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ?

Trả lời:

    Sau nhiều năm sống dưới ách đô hộ tàn bạo của quân Minh, những người dân yêu nước mong muốn đứng dậy lật đổ ách thống trị tàn bạo đó, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhưng đều thất bại, mặc dù kể thù khủng bố, đàn áp dã man nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, hào kiệt khắp nơi đã hưởng ứng đông đảo, tụ họp về Lam Sơn để cùng Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh.

Câu hỏi trang 87 sgk Lịch Sử 7

Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh ?

Trả lời:

    Trong tình thế so sánh lực lượng giữa ta và địch: lực lượng ta còn yếu và ít, quân Minh đang đẩy mạnh và làm chủ cả nước, nghĩa quân đã phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Đã ba lần nghĩa quân phỉa rút lui lên núi Chí Linh, cố gắng để bảo toàn lực lượng. Trước những khó khăn về lương thực, cảnh đói rét, để có thời gian củng cố lực lượng, Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh vào hè năm 1423.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH -TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

CHƯƠNG III. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)

CHƯƠNG IV. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)

CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI - XVIII

CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1

Đề kiểm tra 45 phút phần 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 7