Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII), Chương 3, Phần 2, Lịch sử 7

I – CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)

1.1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ

- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập với lực lượng quân đội hùng mạnh, hiếu chiến, xâm chiếm và thống trị nhiều quốc gia.

- Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tiêu diệt Nam Tống.

Tướng Mông Cổ ba lần sai sứ giả đưa thư đe dọa và dụ hàng đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 56 SGK Lịch sử 7

Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì ?

Trả lời:

    Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đóng, thiết lập ách đô hộ của Mông Cổ với Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công về phía Nam, thôn tính toàn bộ Trung Quốc.

Câu hỏi trang 57 SGK Lịch sử 7

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bài ?

Trả lời:

    - Quân Mông Cổ mạnh nhưng quân ta có ý chí kiên quyết, đoàn kết.

    - Quân ta thực hiện chính sách "vườn không nhà trống", biết tận dụng thời cơ mở cuộc phản công nên cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

Bài 1 trang 57 sgk Lịch sử 7

Dựa vào lược đồ (SGK, trang 56), em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ.

Lời giải:

    - Tháng 1 – 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

Bài 2 trang 57 sgk Lịch sử 7

Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất.

Lời giải:

    - Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần : "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

    - Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục.

    - Khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược,vua Trần ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự...

Câu hỏi trang 58 SGK Lịch sử 7

Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì ? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt ?

Trả lời:

    - Mục đích đánh Cham-pa và Đại Việt của Hốt Tất Liệt là để mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ và thôn tính các nước khác.

    - Nhà Nguyên đánh Cham-pa trước để phối hợp thực hiện kế hoạch "gọng kìm" bao vây tiêu diệt quân ta, nhanh chóng đánh bại Đại Việt.

Câu hỏi 1 trang 59 SGK Lịch sử 7

Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ?

Trả lời:

    - Hội nghị Diên Hồng với thành phần dự họp gồm những bậc phụ lão có uy tín trong cả nước.

    - Mục đích: bàn kế đánh giặc giữa vua và các quan lại, các bậc phụ lão. Điều này chứng tỏ nhà Trần rất tôn trọng ý kiến của các bậc phụ lão.

Câu hỏi 2 trang 59 SGK Lịch sử 7

Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần ?

Trả lời:

    - Hình ảnh Trần Quốc Toàn căm thù giặc, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay biết.

    - Câu trả lời đồng thanh khi vua Trần hỏi các bậc phụ lão tại Hội nghị Diên Hồng nên đánh hay nên hóa, mọi người đồng thanh trả lời : "Nên đánh".

    - Chữ "Sát Thát" (giết giặc Mông Cổ) đều thích trên cánh tay các quân sĩ.

Câu hỏi trang 60 SGK Lịch sử 7

Em hãy sử dụng lược đồ (SGK, trang 60) để trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trong những tháng đầu năm 1285.

Trả lời:

    - Sau khi biết tin quản Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao cho chỉ huy kháng chiến. Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân dân.

    - Đầu năm 1258, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.

Câu hỏi trang 61 SGK Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến ?

Trả lời:

    - Lực lượng của địch rất đông gồm 50 vạn quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc đó, phối hợp đánh từ hai mặt phía bác đánh xuống , phía nam đánh từ Cham-pa lên, tạo thành thế "gọng kìm" bao vây, tiêu diệt quân ta, với quyết tâm cao hòng chiếm được Đại Việt.

Bài 1 trang 61 sgk Lịch sử 7

Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến ?

Lời giải:

    Trong cuộc kháng chiến này, nhà Trần có quân đội mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, có nền kinh tế hùng hậu để cung cấp cho cuộc kháng chiến, các tầng lớp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triểu đình. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt mà nhà Trần đã nhanh chóng giành thắng lợi.

Bài 2 trang 61 sgk Lịch sử 7

Dựa vào lược đồ (SGK, trang 60), em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên.

Lời giải:

    - Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao cho chỉ huy kháng chiến. Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân dân.

    - Đầu năm 1258, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.

Bài 3 trang 61 sgk Lịch sử 7

Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.

Lời giải:

    - Thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống".

    - Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược.

    - Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa rút lui bảo toàn lực lượng.

    - Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.

Câu hỏi 1 trang 63 SGK Lịch sử 7

Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

Trả lời:

    - Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt.

    - Ngoài việc huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng, nhà Nguyên còn sử dụng hàng trăm chiếc thuyền cùng một đoàn thuyền chở lương thực → Quyết tâm dồm lực đánh Đại Việt.

Câu hỏi 2 trang 63 SGK Lịch sử 7

Em hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn.

Trả lời:

    - Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.

Câu hỏi trang 64 SGK Lịch sử 7

Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên như thế nào ?

Trả lời:

    Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình trạng khó khăn, rơi vào thế bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.

Câu hỏi 1 trang 65 SGK Lịch sử 7

Dựa vào lược đồ (SGK, trang 64), em hãy trình bày diễn biến trận Bạch Đằng thắng 4- 1288.

Trả lời:

    - Tháng 1 – 1288, Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long . Tại đây, ta thực hiện "vườn không nhà trống" , quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

    - Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.

Câu hỏi 2 trang 65 SGK Lịch sử 7

Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Trả lời:

    - Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thức cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.

Bài 1 trang 65 sgk Lịch sử 7

Dựa vào lược đồ (SGK, trang 64), em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên.

Lời giải:

    Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 - 1288):

- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

Bài 2 trang 65 sgk Lịch sử 7

Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai ?

Lời giải:

* Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống".

* Khác nhau:

    + Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.

Câu hỏi 1 trang 66 SGK Lịch sử 7

Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Trả lời:

    - Khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị đánh nước ta, theo lệnh vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu.

    - Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều thực hiện "vườn không nhà trống" để làm cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động.

Câu hỏi 2 trang 66 SGK Lịch sử 7

Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Trả lời:

    - Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công Tiết chế - chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

    - Trần Quốc Tuấn là một nhà Lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

    - Trước thế giặc mạnh, Ông đều cho lui binh để đảm bảo lực lượng chờ thời cơ để đánh.

Bài 1 trang 68 sgk Lịch sử 7

Lời giải:

    - Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.

    - Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện, với hai hội nghị: Bình Than và Diên Hồng.

    - Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

    - Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

Bài 2 trang 68 sgk Lịch sử 7

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Lời giải:

    - Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập.

    - Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

    - Nâng cao lòng tự hào dân tộc.

    - Góp phần làm cho phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta.

    - Để lại bài học vô giá "Khoan thủ sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc.

    - Ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước khác.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH -TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

CHƯƠNG III. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)

CHƯƠNG IV. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)

CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI - XVIII

CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1

Đề kiểm tra 45 phút phần 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 7