Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Lý thuyết và bài tập cho Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần, Chương 3, Phần 2, Lịch sử 7

I – SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

a. Nông nghiệp:

- Khuyến khích sản xuất, khai hoang, lập làng xóm mới, mở rộng diện tích canh tác.

- Chú trọng thủy lợi, củng cố đê điều.

- Vương hầu, quý tộc Trần tiếp tục chiêu tập dân khai hoang, lập đồn điền.

- Ban thưởng ruộng đất cho người có công.

- Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế, nông dân dduowvj chia ruộng đất cày cấy và đóng thuế cho nhà nước.

→ Nông nghiệp được phục hồi phát triển nhanh chóng.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 69 SGK Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh.

Trả lời:

    - Kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh nhanh chóng được phục hồi nhờ các biện pháp khuyến nông như khai khẩn mở rộng diện tích trồng trọt, đắp đê chống lũ lụt....

    - Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, trong lúc đó, ruộng đất cũng ngày càng tập trung vào tay các quý tộc, vương hầu , địa chủ.

Câu hỏi 1 trang 70 SGK Lịch sử 7

Tình hình thủ công nghiệp thời Trần như thế nào ?

Trả lời:

    - Sau chiến tranh, thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí và thủ công nghiệp trong nhân dân rất phát triển. Ngoài những nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy, nghề mộc, xây dựng... thời kì này thủ công nghiệp phát triển thêm một bước, nhiều ngành nghề mới xuất hiện như đóng thuyền, khai khoáng, gốm Bát Tràng,...

Câu hỏi 2 trang 70 SGK Lịch sử 7

Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào ?

Trả lời:

    - Vương hầu, quý tộc.

    - Địa chủ.

    - Nông dân.

    - Thợ thủ công, thương nhân.

    - Nông nô, nô tì.

Bài 1 trang 70 sgk Lịch sử 7

Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới ?

Lời giải:

- Thủ công nghiệp:

    + Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề: làm gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...

    + Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công tập hợp lại lập thành làng nghề, phường nghề.

- Thương nghiệp:

Bài 2 trang 70 sgk Lịch sử 7

Em hãy trình bày vài nét về tình hình xã hội thời Trần.

Lời giải:

    Sau chiến tranh chống Mông – Nguyên, xã hội ngày càng có sự phân hóa:

    - Vương hầu, quý tộc tích thêm nhiều ruộng đất, là tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi.

    - Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất tư cho nong dân cày cấy để thu tô.

    - Nông dân cày cấy ruộng công ở các làng xã là tầng lớp đông đảo nhất, nông dân lĩnh canh đông hơn trước.

    - Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng ngày càng đông.

Câu hỏi trang 71 SGK Lịch sử 7

Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào ?

Trả lời:

- Nhìn chung, nền văn hóa thời Trần đa dạng và đặc sắc, mang tính dân tộc sâu sắc.

- Tín ngưỡng sân gian phát triển, cùng với việc sùng bái đạo Phật và đề cao Nho giáo.

- Nhiều lễ hội đua tài, nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, phổ biến.

- Nhiều phong tục tập quán thể hiện tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước tha thiết và trọng nhân nghĩa.

Câu hỏi 1 trang 72 SGK Lịch sử 7

Em cho biết vài nét về tình hình văn học thời Trần. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mạng đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc ?

Trả lời:

- Vài nét về văn học thời Trần:

    + Văn học thời Trần rất phong phú, mang đạm bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc, tự hào dân tộc, đã làm rạng rỡ cho văn học Đại Việt.

    + Có nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm đặc sắc mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuần với "Hịch tướng sĩ", Trần Quang Khải với "Phò giá về kinh", Trương Hán Siêu với "Phú sông Bạch Đằng".

Câu hỏi 2 trang 72 SGK Lịch sử 7

Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó ?

Trả lời:

- Tình hình giáo dục thời Trần:

    + Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

    + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công, Các làng xã có trường tư.

    + Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

Câu hỏi 3 trang 72 SGK Lịch sử 7

Hãy trình bày vài nét về khoa học – kĩ thuật thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó ?

Trả lời:

- Quốc sử viện – cơ quan viết sử do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, ông biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí " gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

- Về quân sự: tác phẩm "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phá triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: Người thầy thuốc Tuệ tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc man trong nhân dân.

Câu hỏi trang 73 SGK Lịch sử 7

Hãy giới thiệu những nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần.

Trả lời:

- Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa).

- Điêu khắc: Lăng mộ vua và quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và cá quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

Bài 1 trang 73 sgk Lịch sử 7

Em có nhận xét gì về tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần ?

Lời giải:

    Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý. Thời Trần đã để lại những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật có giá trị lớn mà thời Lý chưa có được chứng tỏ Đại Việt dưới thời Trần là một quốc gia cường thịnh.

Bài 2 trang 73 sgk Lịch sử 7

Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển ?

Lời giải:

    - Văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật thời Trần phát triển đó là do sự quan tâm của nhà nước.

    - Do kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

    - Lòng tự hào, tự cường dân tộc được củng cố và nâng cao sau cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH -TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

CHƯƠNG III. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)

CHƯƠNG IV. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)

CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI - XVIII

CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1

Đề kiểm tra 45 phút phần 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 7