Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập

Lý thuyết và bài tập cho Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập, Chương 1, Phần 2, Lịch sử 7

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.

* Những việc làm của Ngô Quyền:

- Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự;

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 trang 28 sgk Lịch sử 7

Đề bài

Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 25, suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước:

- Chọn Cổ Loa làm kinh đô.

Bài 2 trang 28 sgk Lịch sử 7

Đề bài

Tại sao lại xảy ra “Loạn 12 sứ quân”?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 25, 26 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Xảy ra “Loạn 12 sứ quân” vì:

- Chưa có sự đoàn kết, thống nhất giữa nhà Ngô với các quan lại trung ương và địa phương.

+ Vì vậy, sau khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối.

Bài 3 trang 28 sgk Lịch sử 7

Đề bài

Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào kiến thức cả bài, suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Ngô Quyền: 

+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

Câu hỏi trang 25 SGK Lịch sử 7

Đề bài

Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 25, suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Tổ chức bộ máy nhà nước còn sơ khai, đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

+ Ở Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (Chính trị, ngoại giao, quân sự). Dưới vua có các quan văn, quan võ.

Câu hỏi trang 27 SGK Lịch sử 7

Đề bài

Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 27 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Sau khi Ngô Quyền mất. Hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương.

- Một viên quan là Dương Tam Kha đã tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương.

- Các phe phái nổi lên ở khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.

Câu hỏi trang 28 SGK Lịch sử 7

Đề bài

Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 27, 28 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Giữa lúc nhà Ngô suy yếu, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn đúc vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư.

- Khi nhà Ngô sụp đổ, đất nước rơi vào cảnh “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã đem quân đi đánh dẹp các sứ quân.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I. BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH -TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

CHƯƠNG III. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)

CHƯƠNG IV. ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)

CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI - XVIII

CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1

Đề kiểm tra 45 phút phần 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 7