Nghị luận xã hội lớp 10

Bài soạn văn chi tiết Nghị luận xã hội lớp 10, Soạn văn 10 chi tiết
Bài Tập / Bài Soạn: 

Nhân dân ta thường truyền tụng với nhau câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm trong công việc như sau: Trăm hay không bằng tay quen. Em hãy giải thích câu tục ngữ và rút ra mối quan hệ lý tưởng giữa lý thuyết và thực hành.

Bắt đầu biết đọc, biết viết, chúng ta đã được làm quen với tục ngữ. Tục ngữ là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu đời sau về kinh nghiệm muôn mặt của đời sống. Tuy ngắn gọn, nhưng tục ngữ chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Một trong những kinh nghiệm mà chúng ta cần tìm hiểu đó là kinh nghiệm về việc học và làm. Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen" cho chúng ta nhiều suy nghĩ về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành, mối quan hệ mà mọi người ai cũng quan tâm.

Dàn ý: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

I. Mở bài

-  Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?

2. Hậu quả của vấn đề:

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa

1. Giải thích ý kiến

- Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.

- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.

2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin

-  Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu.

- Khi mất tự tin:

Quan niệm của anh (chị) về tiền tài và hạnh phúc

Tiền tài.

-   Giá trị của tiền tài: tiền của và tiền bạc.

-    Dùng để sử dụng và chi tiêu, phục vụ cho cuộc sống, rất quan trọng và hết sức cần thiết.

-   Mặt trái của đồng tiền: sai khiến con người làm việc sai trái, đổi trắng thay đen, biến giả thành thật, hủy hoại nhân cách con người.

-> Chúng tạ cần thừa nhận sức mạnh của đồng tiền.

Hạnh phúc.

-   Hạnh phúc là trạng thái sung sướng khi hoàn toàn đạt được những điều mình muốn.

Bài 1: Trong “Phép màu nhiệm của đời” (NXB. Trẻ - 2005) có câu chuyện rằng: “Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần và leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện

Đề cao, kêu gọi sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống - đó là sự thân thiện xuất phát từ đáy lòng giữa người với người.

Có nhiều cách chia sẻ, có khi sự chia sẻ một cách im lặng lại có chiều sâu nhất.

1.  Sự chia sẻ của cậu bé

-  Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ.

-  Sự cảm thông chân tình của trái tim trong sáng vô ngần.

2.   Liên hệ trong cuộc sống

-  Có những người sống chia sẻ bằng một tâm hồn cao thượng, trong sáng và vô tư.

-  Có những người quan tâm để tỏ ra bề trên, nhưng thiếu một tấm lòng chân thành cần thiết.

Bài 2: Trong “Phép màu nhiệm của đời” (NXB. Trẻ - 2005) có câu chuyện rằng: “Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần và leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Ca từ của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vẫn vang lên đâu đấy trong đời sống khá bộn bề của chúng ta. Vầng, để gió cuốn đi mới có thể lấp đầy những ưu phiền, khổ đau mà ta cần sẻ chia, thấu hiểu trong quan hệ giữa người với người. Không chỉ người trưởng thành phải là mà kể cả những em thơ cũng cần được giáo dục về lòng nhân ái.

Suy nghĩ của anh (chị) về con đường tự học

 Trong cuộc sống, muốn đạt được mọi kết quả như ý, bên cạnh sức khỏe dẻo dai con người ta cần phải có một kiến thức tương đối đầy đủ để phục vụ cho công việc của mình. Việc thu nạp kiến thức không chỉ có ở nhà trường mà còn có ở xung quanh ta một khi ta quan tâm và muốn học hỏi mọi điều. Với một người có ý chí muốn vươn lên thì việc tự trau dồi kiến thức cho mình sẽ luôn đem lại niềm thích thú đối với bản thân họ, và chân trời kiến thức sẽ luôn rộng mở cho bất cứ ai có ý chí đáng khâm phục như vậy.

Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.

Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại - một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn học lịch sử của tất cả các dân tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm, trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!

Nêu vai trò của sách đối với đời sống nhân loại

Sách có từ bao giờ? Có lẽ sách chỉ ra đời khi con người có nhu cầu ghi lại những gì mà người ta nhận thức về thế giới xung quanh, nhằm lưu giữ và truyền lại cho hậu thế.

     Ta được biết, ban đầu sách có nguồn gốc là những chiếc mai rùa, xương thú có ghi chữ viết, sau đó là thẻ tre, da động vật. Chỉ đến khi nền công nghiệp giấy ra đời, công nghệ in phát triển, ta mới có những quyển sách được in giấy như bây giờ. Sự có mặt của sách trên thế gian này là như thế.

Bàn luận về vai trò của sách đối với đời sống nhân loại

Bàn luận về vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.

Dàn ý

Dàn ý tham khảo số 1:

1. Giới thiệu về sách

- Một phương tiện ra đời khi con người có nhu cầu ghi lại sự nhận thức về thế giới, nhằm lưu giữ và truyền lại cho hậu thế.

- Sự tồn tại của sách dưới nhiều dạng khác nhau: mai rùa, xương thú, thẻ tre, giấy...

2. Vai trò, ý nghĩa của sách

- Trước khi có sách, tri thức nhân loại được tích lũy bằng con đường truyền khẩu.

Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng. Em hãy giải thích và bình luận câu ca dao trên

 Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta gặp thất bại, cũng có khi chúng ta đầu tư rất nhiều công sức, tình cảm vào một việc gì đó và tưởng chừng thành công nằm trong tầm tay nhưng rốt cuộc, kết quả hoàn toàn trái ngược. Rơi vào hoàn cảnh như thế, có lẽ ai cũng buồn cũng tiếc. Người xưa cũng đã thấy được điều này:

Cầm vàng mà lội qua sông

 Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Em hãy giải thích và chứng minh câu nói trên

 Nguyễn Bá Học là nhà văn, nhà báo, nhà giáo đầy nhiệt huyết đầu thế kỉ XX. Trong cuộc đời dạy học và trong văn nghiệp của mình. Nguyễn Bá Học rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Ông đã viết tập "Lời khuyên học trò" để trao đổi, bày tỏ, động viên thanh niên rèn luyện thành người có ích cho nước, cho dân. Trong bài Chi mạo hiểm, để khuyên khích học trò rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, quyết làm nên việc lớn, Nguyễn Bá Học đã viết: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Bài 1: Viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10-15 dòng

A.  Mở bài.

   Đặt vấn đề: “Mục đích cuộc sống” — một vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại, cũng là một vấn đề có tính thời sự với thanh niên hiện nay.

B.  Thân bài.

1.  Vai trò, ý nghĩa của vấn đề “mục đích cuộc sống”.

-   Mục đích cuộc sống là vấn đề của con người mọi thời đại.

+ Ngày xưa: nam chú ý “tu thẫn”, nữ luyện rèn “tứ đức”.

+ Ngày nay: ai cũng muôn thành công trên con đường học tập, lập thân lập nghiệp.

Bài 2: Viết một văn bản nghị luận tự chọn, trong đó có sử dụng yếu tố biểu cảm. Sau đó tóm tắt bài viết của mình trong khoảng 10 - 15 dòng

“Mục đích cuộc sống” - đó là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại, và cũng là một vấn đề có tính thời sự đối với Thanh niên hiện nay.

       Người quân tử xưa đặc biệt chú ý “tu thân”, người phụ nữ luyện rèn “tứ đức’’. Tại sao lại như vậy? Ngày nay chúng ta ai cũng muôn thành công trên con đường học tập. Vậy mục đich, động cơ của ta là gì?

Bài 2: Em hãy viết một bài văn biểu cảm về mùa thu trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận

    Có biết bao lí do đế tôi yêu mùa thu - một mùa đẹp trong vòng tuần hoàn của thời gian trôi chảy: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Yêu lắm các vòm trời cao trong xanh vời vợi, vắt ngang vài dải mây trắng lơ lửng trôi! Yêu lắm nắng mùa thu sao dịu dàng đến thế! Nắng thu mỏng mảnh như tơ trời vàng óng phù khắp mọi nơi. Vạn vật được đắm mình tha hồ vùng vẫy trong cái nắng dịu, tươi sáng, trong trẻo như đôi mắt trong veo của bé thơ. Nắng thu không chói chang như nắng mùa hạ, không hanh hao, vàng vọt, yếu ớt như nắng mùa đông. Có ai bảo: Sao giống nắng xuân đến thế! Nhưng không phải!

Hãy viết một bài văn biểu cảm về mùa thu, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận

A. Mở bài

-   Diễn tả cảm xúc về mùa thu một mùa đẹp trong vòng tuần hoàn của thời gian trôi chảy. Mùa thu là mùa của vẻ đẹp thiên nhiên gợi hình, gợi cảm, để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng người.

B. Thân bài

1. Vẻ đẹp quyến rũ của mùa thu trong ấn tượng của “tôi”.

-  Vòm trời cao xanh vời vợi, mây trắng lững lờ trôi.

-  Nắng thu dịu dàng mỏng mảnh như tơ trời vàng óng phủ khắp mọi nơi, vạn vật được đắm mình trong cái nắng dịu, tươi sáng, trong trẻo.

Luyện tập đọc – hiểu văn bản văn học

1. Luyện tập đọc – hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn trong văn bản văn học

a) Hai câu thơ dưới đây mang ý nghĩa gì? Hãy giải thích tại sao lại hiểu như vậy. Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Tỏ lòng)

   Gợi ý:

Luận điểm trong bài văn nghị luận

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận (luận đề) trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.

2. Để đạt được mục đích nghị luận, bày tỏ tư tưởng, quan điểm của người tạo lập văn bản, bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm.

3. Luận điểm trong bài văn nghị luận phải đúng đắnsáng rõtập trungmới mẻcó tính định hướng, đáp ứng đòi hỏi của thực tế.

Đề văn nghị luận

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Yêu cầu của đề văn nghị luận

   Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để luyện tập kĩ năng nghị luận, người viết văn nghị luận cần tuân theo những yêu cầu cụ thể. Thông thường, những yêu cầu này được đưa ra dưới dạng các đề văn.

- Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của một đề văn nghị luận là vấn đề nghị luận (còn gọi là luận đề).

Soạn bài Nỗi sầu oán của người cung nữ

A – TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ

1. Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), hiệu là Ôn Nh­ư, làm quan được phong tước hầu, nên còn gọi là Ôn Như Hầu, quê ở làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc, (nay là thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

   Từ nhỏ Nguyễn Gia Thiều đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào cung để ăn học, đến khi trưởng thành lại từng giữ nhiều chức quan ở phủ chúa; cho nên, ông có điều kiện hiểu rõ thói hoang dâm vô độ của vua chúa, cùng cảnh sống bi thảm của biết bao cung nữ.

Kiểm tra văn học lớp 10

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Đề 1

1. Anh (chị) hiểu thế nào là thể truyền kì qua một số tác phẩm đã học?

2. Viết một bài văn ngắn (nhiều nhất là hai trang giấy) phân tích cách lập luận của Nguyễn Trãi về tư tưởng đại nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô.

Đề 2

1. Anh (chị) hiểu thế nào là văn biền ngẫu? Hãy phân tích một ví dụ trong các tác phẩm đã học để làm sáng tỏ.

Luyện tập về từ Hán Việt

1. Chỉ ra nghĩa của tiếng tái, tiếng sinh và của từ tái sinh trong câu thơ sau: Tái sinh chưa dứt hương thề, Làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai. (Nguyễn Du – Truyện Kiều)

   Gợi ý:

Tái: lần thứ hai, lại, trở lại lần nữa

Sinh: đẻ ra, sống

Tái sinh: sinh lại một kiếp khác, sống lại ở kiếp sau

2. Tìm những từ Hán Việt khác có tiếng tái và những từ Hán Việt khác có tiếng sinh, với nghĩa như trongtái sinh ở câu thơ trên.

   Gợi ý:

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 10 BÀI VIẾT SỐ 7 (Văn nghị luận)

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Đề 1. Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại. Đề 2. Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm.

Đề 3. Quan niệm của anh (chị) về một bài thơ hay.

Đề 4. Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều).

Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khi tạo lập văn bản nghị luận, để có sức thuyết phục cao, người viết (hoặc nói) cần vận dụng linh hoạt cả những thao tác chính và các thao tác kết hợp sao cho phù hợp với nội dung, tính chất, đối tượng,… 2. Đặc điểm của các thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch

Tên thao tác

Đặc điểm

Diễn dịch

Thực hành viết các đoạn văn chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch

1. Thực hành viết đoạn văn chứng minh a) Chứng minh luận điểm: Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, nhưng phải biết tưởng tượng mới, sáng tạo được cái mới.

Ôn tập về làm văn lớp 10

1. Ôn lại những kiến thức về các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt

Gợi ý:

Kiểu

văn bản

Phương thức

biểu đạt

Ví dụ về hình thức

văn bản cụ thể

Văn bản tự sự

Luyện tập trình bày một vấn đề

1. Các vấn đề có thể chọn để trình bày

- Lựa chọn trang phục của học sinh, thanh niên thế nào cho phù hợp?

- Tại sao cần phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ?

- Vì sao phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông?

- Làm thế nào để có một môi trường xanh, sạch, đẹp?

2. Lập đề cương trình bày vấn đề đã chọn

Nghị luận xã hội: Nêu vai trò của sách

Xã hội ngày nay đã phát triển và thay đổi rất nhiều ,dấu vết thời xưa cũng đã dần phai nhoà. Vậy tại sao chúng ta có thể biết được xã hội, con người cuộc sống ngày xưa như thế nào. Để biết được tất cả những điều đó chúng ta phải cần đến sách Vậy sách có vai trò gì với nhân loại.

Nghị luận xã hội “Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” bài 1

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn

   Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.

Đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Văn bản văn học trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Khi đọc – hiểu cần chú ý đối chiếu giữa văn bản phiên âm, bản dịch nghĩa với văn bản dịch thơ văn. Chú ý đọc kĩ những nội dung chú thích về nghĩa hay điển tích, điển cố.

2. Văn học trung đại thiên về biểu hiện tâm, chí mà ít tả thực các hiện tượng đời sống. Khi đọc – hiểu, cần lưu ý đến tính ước lệ, tượng trưng của các hình ảnh; khai thác những hàm ý ẩn chứa.

Viết bài tập làm văn số 6 lớp 10

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

1. Giới thiệu bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

2. Giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi.

3. Giới thiệu bài văn bia Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung.

4. Giới thiệu bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.

5. Giới thiệu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.

II. HƯỚNG DẪN

Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh

 1. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực: Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?

- Bài văn được kết cấu như thế nào?

- Hình thức kết cấu của bài văn có phù hợp với đối tượng không?

   Gợi ý:

- Đối tượng thuyết minh: Nhân vật lịch sử – Chu Văn An.

Phân tích đoạn tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chương trình nâng cao)

Dàn ý

1. Mở bài:

- Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán, được sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, khi xã hội phong kiến nước ta đang lâm vào tình trạng rối ren, khủng hoảng. Nội chiến xảy ra liên miên. Nông dân nổi dậy khắp nơi chống lại triều đình. Cảnh sinh li từ biệt, đau thương tang tóc xảy ra hằng ngày...

Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Bải Tựa Trích diễm thi tập do tác giả Hoàng Đức Lương tự viết cho cồng trinh sưu tầm những bài thơ có giá trị từ thời Trán tới thời Lô của minh. Tuyển tập này được in thành sách dưới thời Hổng Đức của vua Lô Thánh Tông.
- Qua bài Tựa, tác giả nói rõ lí do tuyển chọn và quá trinh tuyển chọn; đổng thời thể hiện niềm tự hào và sự trân trọng cùng ý thức bảo tổn di sản văn học dân tộc của bản thân.
2. Thân bài:
* Bố cục bài viết gồm hai đoạn:

Phân tích bài Hiển tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung

1. DÀN Ý
1. Mở bài:
+ Giải thích sơ lược vổ văn bia:
- Văn bia là bài văn khắc trên mặt bia đá, nhằm ghi chép lại những sự kiện trọng dại hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn lao dể lưu truyền cho
hậu thế biết.
- Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Dại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung viết năm 1484 thời Hống Đức, theo lệnh vua Lê Thái Tông.

Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Vài nét về tác giả:

- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh trường trong một gia đình đại quý tộc phong kiến, nhiêu đời làm quan và có truyền thông văn chương.

Phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích Cung oán ngâm)

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Trong chế độ phong kiến ngày xưa, các bậc vua chúa phương Đống thường tự đặt ra cho minh cái quyển được đa thô; ngoài hoàng hậu, cung phi ra cỏn có: Ba tràm mĩ nữ, sáu mươi cung tần...
- Vì vậy, rất nhiều phụ nữ trẻ đẹp phải âm thầm chịu đựng tình cảnh bị bỏ rơi, bị lãng quên trong cung cấm. Số phận bất hạnh của họ đã khiến cho văn nhân thi sĩ cảm thương mà viết ra một số tác phẩm, trong đõ Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều là tiêu biểu nhất.

Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. Anh (chị) hãy bình luận câu ca dao trên

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Trong mọi công việc của một cá nhân, tác động từ phía khách quan không phải là nhỏ mà có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào tình thế lúng túng, bị động và kết quả là hỏng việc.

- Nhân dân lao động thuở xưa đã khuyên nhau:

Ai ơi giữ chí cho bền.

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

- Muốn đạt được mục đích, con người phải có ý chí, nghị lực và một lập trường kiên định trước sau như một. 

a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:

+ Nghĩa hiển ngôn:

Bác Hồ dạy chúng ta: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên - Lớp 10

Dàn ý

1. Mở bài

- Nêu xuất xứ của câu nói: Bác Hồ nói câu này trong hoàn cảnh đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc xây dựng chù nghĩa xã hội, miến Nam đẩu tranh chống xâm lược Mĩ.

- Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xảy dựng Tổ quốc giàu mạnh (Dẫn câu nói).

2. Thân bài:

* Khẳng định lời Bác dạy là hoàn toàn đúng: 

Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Hãy chứng minh nội dung câu tục ngữ bằng những dẫn chứng rút ra từ lịch sử bảo vệ và xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta.

Dàn ý

1. Mở bài:

- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh.

2. Thân bài:

* Giải thích câu nói:

- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.

- Nghĩa bóng:

+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội

+ Ba cây: Chỉ một tập thể người

+ chụm lại: đoàn kết lại

+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công

Bi kịch của người phụ nữ dưới thời phong kiến qua Độc Tiểu Thanh kí, Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc

Dàn ý

1. Mở bài:

- Nguyễn Du đã có hai câu thơ khái quát vổ số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ:
  

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung.

- Số phận đó thể hiện rõ nét qua ba tác phẩm: Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. Chinh phụ ngâm của Đặng Trán Côn vồ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.

2. Thân bài:

* Số phận đau khổ và cái chết oan ức của Tiếu Thanh trong bài Độc Tiểu Thanh kí.

Kể lại nội dung đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng theo lời của Lưu Bị

Dàn ý

1. Mở bài:

- Biết tính Tào Tháo đa nghi, Lưu Bị cố tìm mọi cách để che giấu ý đồ của mình.

- Lưu Bị trồng một vườn rau, ngày ngày vun xới...

2. Thân bài:

* Diễn biến câu chuyện:

- Bát ngờ, Tào Tháo mời Lưu Bị đến phủ Thửa tướng uống rượu.

- Trong bữa rượu, Tào Thảo bàn luận về thế nào là anh hùng, cốt để dò xét Lưu Bị.

- Trước sức ép của Tào Tháo, Lưu Bị đưa ra một số nhân vật nhưng Tào Tháo đểu phủ nhận. 

- Tào Tháo nêu quan điểm của mình về anh hùng.

Giới thiệu La Quán Trung và Tam Quốc Diễn Nghĩa

I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Tên tuổi, năm sinh, năm mất, quẻ quán của tác giả.
2. Thân bài:
* Sơ lược về tác giả:
- Tư tưởng: Ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng Nho giáo. Tôn thở lí tưởng trung quản ái quốc.
- Tính cách: Thích sống cô độc, ít bạn bè. Thái độ yêu ghét rõ ràng.
- Nhận thức: Nhận thức đứng đắn về bản chất của xã hội phong kiến là tàn bạo. Bản thân có những hoài bão lớn lao về chinh trị nhưng không thể thực hiện được, đành gửi gắm vào trong tác phẩm.
* Các tác phẩm chính:
- Tam quốc diễn nghĩa.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 10

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải - Mới nhất

SOẠN VĂN 10 TẬP 2

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 10

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 10