Văn bản văn học

Bài soạn văn chi tiết Văn bản văn học, Tuần 31, Soạn văn 10 chi tiết, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy nêu những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.

Lời giải chi tiết:

- Tiêu chí 1: Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

Ví dụ: Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chúng ta phải suy nghĩ để tìm kiếm lời giải đáp cho các câu hỏi: Tinh yêu là gì? Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để giữ niềm tin?

Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?

Lời giải chi tiết:

- Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đọc văn bản văn học, ta hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Cùng với ngữ nghĩa, phải chú ý tới ngữ âm. Tuy nhiên, tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiểu sâu của văn bản.

Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) yêu thích trong một bài thơ hoặc đoạn thơ ngắn.

Lời giải chi tiết:

a. Để phân tích, học sinh cần nắm được đặc trưng của hình tượng trong thơ, hiếu được lớp ngôn từ để phân tích đặc điểm của hình tượng, từ đó phân tích ý nghĩa của hình tượng.

b. Nên chọn hình tượng trong một bài thơ, hoặc đoạn thơ đã học trong chương trình để thấy việc tiếp cận hình tượng theo hướng tìm hiểu các tầng của văn bản có những cái hay riêng

c. Có thể tham khảo ví dụ sau:

Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể.

Lời giải chi tiết:

- Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học mà qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra. Muốn nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo... Hàm nghĩa của văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu và không phải lúc nào cũng có thể hiểu đúng và hiểu đủ.

- Ví dụ: 

Luyện tập câu hỏi (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đọc các văn bản (SGK trang 121, 122) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.

Văn bản “Nơi dựa”

a. Văn bản là một bài thơ văn xuôi của Nguyễn Đình Thi. Bố cục của văn bản chia làm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng như nhau:

- Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

- Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 10

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải - Mới nhất

SOẠN VĂN 10 TẬP 2

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 10

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 10