Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm

Bài soạn văn chi tiết Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Trích Chinh phụ ngâm, Tuần 27, Soạn văn 10 chi tiết, Tập 2

ND chính

Những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ

- Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa

 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.

Lời giải chi tiết:

- Hiên vắng (không gian mênh mông, vắng lặng)

- Ngọn đèn: Trong những đêm đơn lẻ, buồn khổ người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ ưu tư

- Chim thước: không có tin tức của người nơi biên viễn

- Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô quạnh dàn trải mênh mông

- Thời gian: trôi người thiếu phụ rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn mênh mang, cô đơn của con người.

Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Theo anh (chị), những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?

Lời giải chi tiết:

- Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ là những hành động lặp đi lặp lại, ngồi rủ rèm chờ đợi; thức cùng ngọn đèn leo lét trong đêm, hành động gượng gạo, chán chường.

- Trong đoạn trích này, hình ảnh người chinh phụ từng bước thầm lặng ngoài hiên vắng, và đặc biệt là hình ảnh con người ấy một mình ngồi với ngọn đèn trong phòng riêng vắng lặng là những dấu hiệu cực tả nỗi cô đơn trong cảnh lẻ lo của người chinh phụ.  

Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?

Lời giải chi tiết:

Người chinh phụ đau khổ vì:

- Lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận

- Tuổi trẻ trôi qua trong hiu quạnh, hạnh phúc, tình yêu đôi lứa cũng mất theo

- Niềm tin vào cuộc sống mỏng manh, mờ nhạt

Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Xác định những câu thơ là lòi nói của người chinh phụ và cho biết giá trị biểu hiện của nó.

Lời giải chi tiết:

- Ngôn ngữ nhân vật, chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, nửa trực tiếp (vừa là nhân vật, vừa của tác giả

- Nhân vật bộc lộ gián tiếp thông qua cảnh vật, sự bối rối trong hành động thấy nhân vật đang buồn da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng.

- Tâm trạng người chinh phụ thấy rõ sự thất vọng, tuyệt vọng

Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Hãy vận dụng những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoan trích để viết một đoạn văn (hoặc thơ) ngắn miêu tả một nỗi nhớ hay niềm vui của bản thân anh (chị)

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích Tình cánh lẻ loi của người chinh phụ khắc họa tâm trạng buồn. Bài tập gợi mở cho người viết có thể khắc họa tâm trạng trong đoạn trích. Nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích có thể khái quát thành các ý cơ bản sau:

- Tả ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm

- Tả nội tâm qua ngoại hình


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 10

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải - Mới nhất

SOẠN VĂN 10 TẬP 2

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 10

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 10