Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học, Tuần 33, Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn, tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Giá trị nhận thức:

- Cơ sở xuất hiện:

+ Khả năng phản ánh và lí giải hiện thực của văn học. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân.

+ Nhu cầu nhận thức của con người.

- Nội dung:

+ Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với thời gian, không gian khác nhau từ đó giúp ta có những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người,...

Câu 2 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Mối quan hệ giữa các giá trị của văn học

- Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc.

- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy.

Câu 3 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc chuyển hóa văn bản ngôn từ nghệ thuật thành tác phẩm văn học thông qua các giai đoạn như đọc văn bản (tri giác ngôn từ, tái tạo hình ảnh…), phát hiện, kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm, thưởng thức các giá trị tư tưởng, nghệ thuật, ghi nhớ những điều hay, tâm đắc…

- Tính chất tiếp nhận văn học:

+ Đó là một quá trình giao tiếp.

+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng.

+ Tính đa dạng, không thống nhất của việc tiếp nhận văn học.

Câu 4 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Các cấp độ tiếp nhận văn học

- Có ba cấp độ tiếp nhận văn học

+ Cấp độ thứ nhất: khi cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây chính là cách tiếp nhất đơn giản nhưng khá phổ biến.

+ Cấp độ thứ hai: khi cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

+ Cấp độ thứ ba: khi cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần

Luyện tập câu 1 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Đó là cách nói để khẳng định và đề cao giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các giá trị khác.

- Cần đặt gíá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với các giá trị khác bởi giữa các giá trị của văn học có mối liên hệ hỗ trợ mật thiết, có giá trị này mới có giá trị kia 

Luyện tập câu 2 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, ta có thể cảm nhận được những giá trị lớn của văn học:

+ Giá trị nhận thức: Đọc tác phẩm, người đọc hiểu thêm về thú chơi chữ thanh cao, nho nhã của người xưa; tái hiện được không gian và thời gian lịch sử- xã hội của thời đại đó,…

+ Giá trị giáo dục: Trên cơ sở ngợi ca và trân trọng những nét nhân cách và khí phách cao đẹp của Huấn Cao, tác phẩm hướng người đọc đến những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp.

Luyện tập câu 3 (trang 191 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học:

+ Cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính về tác phẩm, là khi người đọc có những ấn tượng chung nào đó (vui, buồn, sâu sắc, mới mẻ...) nhưng chưa cắt nghĩa được nguồn gốc của những ấn tượng đó.

+ Hiểu là cấp độ tiếp nhận lí trí, là khi người đọc đã nhận thức được tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn cả về nội dung và nghệ thuật, có cơ sở để lí giải những ấn tượng, cảm xúc mà tác phẩm gợi ra cũng như những giá trị sâu xa khác của tác phẩm.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35