Tây Tiến

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho bài Tây Tiến, Tuần 7, Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn, tập 1

Nội dung chính

- Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng.

- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vả đẹp hào hùng, hào hoa.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

* Bài thơ chia làm 4 đoạn sau:

- Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): Nói về những cuộc hành quân vất vả của những người chiến sĩ cách mạng và khung cảnh nơi các chiến sĩ hành quân.

- Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo): đây là đoạn thơ nói về những kỉ niệm của những người chiến sĩ cách mạng.

- Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành): đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.

- Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với Tây Tiến. 

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẻ ra ở khổ thơ thứ nhất:

- Thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội:

+ Địa hình hiểm trở, hùng vĩ, dữ dội, đầy thử thách: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.

+ Thiên nhiên hoang sơ, nhiều nguy hiểm: oai linh thác gầm thét, cọp trêu người.

+ Thiên nhiên thơ mộng: hoa về trong đêm hơinhà ai mưa xa khơi.

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến gắn với những chặng đường hành quân đáng nhớ:

Câu 3 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Phân tích đoạn thơ thứ hai:

* Kỉ niệm đẹp tình quân dân:

- Rộn rã và tưng bừng trong tình quân dân thắm thiết.

- Màu sắc: rực rỡ của xiêm áo

- Âm thanh:

+ Kìa: trầm trồ, ngạc nhiên, thích thú

+ Khèn lên man điệu: nhẹ nhàng, hoang dã của miền sơn cước.

+ Nhạc về Viên Chăn: gợi nên lòng người những liên tưởng bay bổng, lâng lâng.

* Cảnh sông nước miền Tây trong một buổi chiều sương giăng

- Hồn lau: gợi vẻ đẹp miền Tây uyển chuyển, hài hòa với hoa đong đưa.

Câu 4 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Hiện thực trần trụi về hình ảnh người lính:

- "không mọc tóc": có thể hiểu là sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện những trận đánh giáp lá cà.

- "xanh màu lá": có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

- "dữ oai hùm": Tuy "xanh màu lá" nhưng có sức khỏe như hổ báo.

- "dáng kiều thơm": đây là hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹo. Ngày chiến đấu ngoan cường, tối về, người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về hậu phương.

Câu 5 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

- Ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng.

- Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến là những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến, một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên, tâm hồn họ mãi ở lại với Tây Tiến "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi".

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 - Luyện tập

* Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ

- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.

- Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ.

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1 - Luyện tập

Chân dung người lính Tây Tiến:

* Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

- Những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

* Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến :

 - Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35