Một người Hà Nội

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho bài Một người Hà Nội, Tuần 25, Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn, tập 2

ND chính

Đoạn trích thể hiện những trân trọng và khát khao lưu giữ vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội cũng là của con người thời nay trước những biến động dữ dội của thời đại kinh tế thị trường và hội nhập văn hóa thế giới.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Tính cách, phẩm chất của cô Hiền:

- Cô Hiền là nhân vật trung tâm của truyện. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.

- Cô sống rất chân thành, thẳng thắn: Hòa bình lặp lại ở miền Bắc, cô Hiền không hề giấu giếm quan điểm của mình:“vui hơn nhiều, nói cũng hơi nhiều”, theo cô “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”...

Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Nhân vật tôi

- Là người có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội.

- Lúc đầu nhân vật còn tỏ ra nghi ngại, giữ khoảng cách với cô Hiền.

- Về sau anh khâm phục, ngợi ca khẳng định nét đẹp của người Hà Nội, nét đẹp trong bề sâu nhân cách con người.

- Thể hiện một tình yêu sâu nặng, cách nhìn nhận về Hà Nội: đa chiều, lịch lãm.

b. Nhân vật Dũng

Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Chuyện cây si cổ thụ đổ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của cuộc sống. Cây si dù bị bật một phần rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành, xanh lá nhờ ý thức bảo vệ của con người.

=> Vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng bền bỉ, trường tồn cùng tạo vật, thiên nhiên.

=> Ý nghĩa triết luận đậm nét, sâu sắc của chi tiết nghệ thuật cây si cổ thụ đổ đã thể hiện sinh động phong cách ngòi bút của Nguyễn Khải.

Câu 4 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Đặc sắc trong giọng điệu trần thuật: giọng điệu đầy chiêm nghiệm, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí.

=> Làm nên chất tự sự vừa đời thường vừa hiện đại.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải:

+ Đặt nhân vật trong nhiều quan hệ (gia đình, xã hội), nhân vật được soi chiếu trên nhiều bình diện (hôn nhân, nuôi dạy con cái, quản lí gia đình, cách nhìn nhận đối với con người và hiện tượng xung quanh, quan niệm và cách xử thế...).

+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và nhân vật khác.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35