Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo)

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo), Tuần 3, Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn, tập 1

Nội dung chính

Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bố cục bản "Tuyên ngôn Độc lập" gồm 3 phần:

- Phần 1: cơ sở pháp lý và chính nghĩa.

- Phần 2: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khái quát công cuộc nổi dậy giành chính quyền của dân tộc ta

- Phần 3: lời tuyên bố độc lập 

Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Việc trích dẫn bản “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” có ý nghĩa:

- Đảm bảo tính khác quan, chính xác của dẫn chứng, làm tiền đề cơ sở pháp lí để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn

- Khéo léo xác lập cơ sở pháp lí quốc tế vững chắc cho bản Tuyên ngôn.

- Dùng thủ pháp gậy ông đập lưng ông.

- Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi để ba bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp và Việt Nam ngang hàng, bình đẳng với nhau.

Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác đã đưa ra lí lẽ khẳng định quyền độc lập, dân tộc Việt Nam:

- Nếu thực dân Pháp tỏ ra đê hèn, bạc nhược và tàn ác, thì nhân dân Việt Nam lại tỏ thái độ khoan hồng và nhân đạo. Hành động của nhân dân Việt Nam hợp với lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ đã ghi lại trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên.

- Bác đã gợi ra những nét đẹp tư tưởng của dân tộc ta bao đời nay luôn bao dung, độ lượng với kẻ thù.

Câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.

* Lập luận chặt chẽ:

- Mở đầu tác phẩm Bác nêu cơ sở pháp lí dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên thế giới được hưởng quyền độc lập là một lẽ phải, không ai chối cãi được. Điều đó được ghi trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mĩ và nước Pháp.

Câu hỏi trang 42 SGK Ngữ văn 12 tập 1 - Luyện tập

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam vì đó là lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh. Tấm lòng đó đã truyền vào từng lời văn khi da diết, khi tự hào, khi hung hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35