Nhân vật giao tiếp

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho bài Nhân vật giao tiếp, Tuần 20, Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn, tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp:

- Về lứa tuổi: cùng độ tuổi với nhau (thanh niên).

- Về giới tính: khác nhau.

- Về tầng lớp xã hội: cùng tầng lớp, đều là những người nông dân.

b.

- Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói – người nghe rất nhịp nhàng trong khi người này nói thì người khác nghe. Sự luân phiên lượt lời là: mấy cô gái chờ việc – “thị” – Tràng – “thị”.

- Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng đến hai đối tượng. Lượt lời này gồm hai câu.

Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a.

- Trong đoạn trích đã cho, có các nhân vật giao tiếp: bá Kiến, Chí Phèo.

- Đối tượng người nghe của những trường hợp bá Kiến nói:

+ Lượt lời 1 và 2, bá Kiến nói với nhiều người nghe (các bà vợ của hắn; dân làng).

+ Lượt lời 3 đến lượt lời 8, hắn nói với một người nghe (Chí Phèo).

+ Lượt lời 9, hắn nói với hai người nghe (Chí Phèo và lí Cường).

b. 

- Với các bà vợ, hắn là chồng, là người trên nên hắn “quát” các bà, ra lệnh cho họ “đi vào nhà” và mắng “đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì?”.

Luyện tập câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Trong đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp, đó là anh Mịch và ông Lí. Họ ở chung một làng nghĩa là có quen biết với nhau nhưng ông Lí có vị thế cao là chức sắc trong làng. Còn anh Mịch ở vị thế thấp, là hạng nghèo khổ, cùng đinh trong làng. Vị thế xã hội đã chi phối sâu sắc đến việc giao tiếp của các nhân vật trong đoạn trích trên.

Luyện tập câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Đoạn trích nằm trong truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc. Va-ren là tên quan Toàn quyền mới nhậm chức ở Đông Dương, bản tính hắn vốn xảo trá, vô liêm sỉ. Đoạn trích là phần văn bản tưởng tượng kể về cảnh đường phố khi Va-ren đi qua: những tên đội Tây ra sức dọn đường, xung quanh người dân tha hồ bình luận, bàn tán về vị quan Toàn quyền mới.

- Viên đội xếp Tây là người Pháp, trong con mắt bọn thực dân Pháp khi ấy, người Việt Nam ta là kẻ “man di rọi mợ” cần được khai hóa văn minh.

Luyện tập câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Bà lão hàng xóm và chị Dậu tuy có sự khác nhau về tuổi tác (bà lão hàng xóm là người nhiều tuổi hơn) nhưng họ cùng tầng lớp trong xã hội. Mặt khác, họ lại là hàng xóm thân tình, yêu quý và thương xót lẫn nhau. Điều đó đã chi phối đến lời nói và cách nói của hai người.

- Cách xưng hô, lời gọi đáp của họ rất thân mật nhưng vẫn tỏ ý tôn trọng nhau. Bà lão gọi anh Dậu là “bác trai”, nói trống với chị Dậu, gọi chị Dậu “Này…”. Chị Dậu gọi bà lão là “cụ” tỏ ý tôn kính, đáp lời bà lão “Cảm ơn cụ”, “Vâng”…


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35