Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Ngữ văn lớp 7 - Tập 1

Xemloigiai.net cung cấp bài soạn ngắn gọn cho bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca), Bài 11, Ngữ văn 7, Tập 1

Nội dung chính

Bài thơ thể hiện nỗi khổ của nhà thơ khi căn nhà bị gió thu phá. Vượt lên trên bất hạnh cá nhân, Đỗ Phủ bộc lộ khát vọng cao cả, tấm lòng vị tha vì muôn người, thấm thía sâu sắc nỗi thống khổ của người nghèo và mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc che chở cho ngàn vạn người nghèo trong thiên hạ.
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 133, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Bài thơ gồm 4 đoạn:

+ Đoạn 1 (khổ thơ 1): Cảnh nhà bị gió thu phá.

+ Đoạn 2 (khổ thơ 2): Cảnh lũ trẻ cướp mất tranh.

+ Đoạn 3 (khổ thơ 3): Nỗi khổ của gia đình trong đêm.

+ Đoạn 4 (khổ thơ cuối): Tình cảm, ước vọng cao cả của nhà thơ.

- Khổ 1, 2, 4 có 5 câu; khổ 3 có 8 câu.

- Đoạn 1, 2 có yếu tố tự sự kết hợp miêu tả, đoạn 3 số câu dài hơn thể hiện nỗi khổ vô hạn, kéo dài, đoạn 4 biểu cảm trực tiếp tâm tư, khát vọng, cảm xúc dồn nén nên số chữ trong câu dài hơn các phần khác.

Câu 2 trang 134, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Phương thức biểu đạt Miêu tả Tự sự Biểu cảm trực tiếp Miêu tả kết hợp tự sự Miêu tả kết hợp biểu cảm Tự sự kết hợp biểu cảm Kết hợp cả ba phương thức
Phần 1       X      
Phần 2           X  
Phần 3         X    
Phần 4

Câu 3 trang 134, SGK Ngữ văn 7, tập 1

 Những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong bài:

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn.

- Nỗi khổ vì cảnh khèo đói đeo bám.

- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh.

- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc, lo lắng cho dân chúng lầm than: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên.

⟹ Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng.

Câu 3 trang 134, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong bài:

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn.

- Nỗi khổ vì cảnh khèo đói đeo bám.

- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh.

- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc, lo lắng cho dân chúng lầm than: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên.

⟹ Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng.

Câu 4 trang 134, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Nếu không có năm câu thơ cuối thì bài thơ sẽ chỉ có giá trị hiện thực mà mất đi giá trị nhân đạo cao cả.

- Tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối :

+ Lòng nhân ái: ước mơ nhà rộng che chở khắp thiên hạ.

+ Lòng vị tha: không màng cái khổ của bản thân “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

Câu hỏi trang 134 SGK Ngữ văn 7 tập - Luyện tập

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá không chỉ thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ mà còn là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Tấm lòng yêu nước thương dân và lí tưởng, khát vọng cao cả của tác giả sẽ mãi còn mãi trong tâm khảm và trái tim của độc giả.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 7 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
  • Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp)
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

SOẠN VĂN 7 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 34