Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc) - Ngữ văn lớp 7 - Tập 1

Xemloigiai.net cung cấp bài soạn ngắn gọn cho bài Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc), Bài 7, Ngữ văn 7, Tập 1

Bố cục: 3 đoạn

- Khúc ngâm 1 (4 câu đầu): Nói về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng.

- Khúc ngâm 2 (4 câu tiếp theo): Nói về nỗi xót xa trong cách trở núi sông.

- Khúc ngâm 3 (4 câu cuối): Nói về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Đoạn thơ dịch được trích viết theo thể song thất lục bát. Mỗi khổ gồm 4 câu (hai câu bảy chữ tiếp đến là một cặp lục bát)

- Hiệp vần:

   + Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu đều vần bằng.

   + Chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám đều vần bằng.

   + Chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của khổ sau, cũng vần bằng.

Câu 2 trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa.

- Phép đối “Chàng thì đi – Thiếp thì về” thể hiện sự cách trở ngang trái, kết hợp với hình ảnh “mây biếc, núi xanh” càng làm cho không gian nới rộng ra vô tận.

=> Chính những chi tiết này đã góp phần làm nên thành công của ý thơ khi nhấn mạnh sự ảo não, cách trở, chia lìa của đôi lứa.

Câu 3 trang 92, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Bốn câu ở khổ thơ thứ hai, nỗi sầu chia li được gợi tả sâu sắc hơn.

- Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang thể hiện tâm trạng luyến tiếc, day dứt của kẻ ở, người đi.

- Hình thức điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ càng thêm dai dẳng, đau đớn. Thêm nữa, hai địa danh Hàm Dương  Tiêu Tương cách xa muôn trùng, dù luyến lưu vẫn cách xa. => Cách điệp và tả hai địa danh thể hiện tâm trạng buồn triền miên, không gian xa cách của kẻ đi người ở.

Câu 4 trang 93, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Trong 4 câu khổ cuối, nỗi sầu như nhân lên bất tận.

- Các điệp từ “cùng”, “thấy” và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu làm tăng lên không gian rộng, dài, một màu xanh đơn điệu, càng thêm xót xa về sự chia lìa.

Câu 5 trang 93, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và tác dụng biểu cảm:

   + Điệp từ: Hàm Dương, Tiêu Tương.

   + Điệp ngữ: “Chàng thì đi”, “Thiếp thì về”.

   + Điệp ngữ chuyển tiếp (dạng vòng):

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Lòng chằng ý thiếp ai sầu hơn ai?

- Tác dụng:

    + Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.

    + Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.

Câu 6 trang 93, SGK Ngữ văn 7, tập 1

- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi sầu của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Lên án, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa.

- Ngôn ngữ và giọng điệu trầm buồn phù hợp với nội dung bài thơ.

Câu hỏi trang 93, SGK Ngữ văn 7, tập 1 - Luyện tập

a. Các từ chỉ màu xanh trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).

b. Sự khác nhau của các từ chỉ màu xanh:

- Chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau.

- Miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau.

c. Tác dụng:

- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 7 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
  • Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp)
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

SOẠN VĂN 7 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 34