Tôi đi học trang 5 SGK - Ngữ văn 8 - Tập 1

Xemloigiai.net cung cấp bài soạn ngắn gọn cho bài Tôi đi học trang 5 SGK Ngữ văn 8, Tập 1

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu… “trên ngọn núi”): Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

- Phần 2 (tiếp… “tôi cũng lấy làm lạ”): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.

- Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp.

Nội dung chính: 

Tái hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, kỉ niệm trong sáng tuổi học trò của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

- Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” khơi nguồn từ thời điểm hiện tại

- Những kỉ niệm về buổi tưu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự từ hiện tại nhớ về quá khứ. 

Câu 2 trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

- Con đường, cảnh vật trên đường

- Nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài

- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở.

- Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.

- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ nên lo sợ vẩn vơ.

- Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.

- Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.

Câu 3 trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

- Ông đốc: hình ảnh người thầy mẫu mực, từ tốn, bao dung, nhân ái.

- Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh mới.

- Người mẹ, các bậc phụ huynh: âu yếm nắm tay con, dỗ dành con, chuẩn bị chu đáo cho con em ở buồi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này.

=> Sự niềm nở, quan tâm của thầy cô và gia đình dành cho các em học sinh.

Câu 4 trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

-Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” ⟹ Làm nổi bật ấn tượng không thể nào quên về những cảm xúc trong trẻo, thích thú của cậu bé trong ngày đầu tiên đến trường.

“Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”=> So sánh một hiện tượng vô hình “ý nghĩ thoáng qua” với hiện tượng tự nhiên hữu hình “làn mây lướt ngang ngọn núi”, thể hiện nét dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ.

Câu 5 trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thức nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.

-  Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con.

- Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật “tôi”.

- Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả.

Câu 1 trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 - Luyện tập

- Nhân vật "tôi" bồi hồi xúc động trước biến đổi về thiên nhiên, cảnh vật ⟶ những kỉ niệm đẹp, sâu đậm về ngày tựu trường đầu tiên sống lại trong lòng nhân vật hết sức tự nhiên.

- Ý nghĩ muốn thử sức mình cầm sách vở, bút thước ⟶ ý thức về sự trưởng thành, tự lập

- thấy trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như đình làng ⟶ sự so sánh hết sức ngộ nghĩnh, thú vị, độc đáo.

- vui vẻ trước sự chào đón của thầy cô, bịn rịn lưu luyến mẹ ⟶ những cử chỉ, cảm xúc tự nhiên nhất nhân vật "tôi".

Câu 2 trang 9 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 - Luyện tập

Thấm thoát đã chớm thu. Không còn tiếng ve ngân của những trưa hè oi ả. Không còn “…Chín mươi ngày nhảy nhót đồng quê – Ôi! Cả một mùa xuân trong mùa hạ” nữa. Có vẻ như ngày khai giảng năm học năm nay đến sớm hơn mọi năm. Bất chợt, những cảm xúc và kí ức ngây ngô về ngày khai trường đầu tiêncủa tôi lại ùa về như nhắc nhở kỉ niệm của một thời đã qua…


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 8 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

SOẠN VĂN 8 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34