Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Ngữ văn 8 - Tập 1

Xemloigiai.net cung cấp bài soạn ngắn gọn cho Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Bài 7, Ngữ văn 8, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Phần I: Từ sự việc và nhân vật đến văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.

b. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.

c. Em nhận được món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật.

Chọn sự việc b.

Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể theo các bước sau đây.

- Bước một: Lựa chọn sự việc chính: Em giúp một bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ.

- Bước hai: Lựa chọn ngôi kể. (Người kế ở ngôi thứ nhất, xưng em).

- Bước ba: Xác định thứ tự kể.

+ Hoàn cảnh gặp bà cụ.

Câu 1 trang 84 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 - Phần II (Luyện tập)

 Lão Hạc là hàng xóm của tôi, lão sống một mình cùng một con chó Vàng, lão yêu quý nó lắm. Hàng ngày lão vẫn sang tỉ tê với tôi chuyện bán con Vàng, tôi biết lão yêu con Vàng như yêu chính đứa con, đứa cháu ruột của mình, chẳng đời nào lão chịu bán đâu. Thế mà sáng nay, lão vừa sang nhà tôi đã vội vàng báo ngay "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!". Trong giọng nói, tôi thấy có cái gì đó đang nghẹn lại nơi cổ họng. Lão cứ cố tỏ ra vui vẻ nhưng cái mặt cười như sắp mếu của lão khiến tôi thương lão vô cùng. Đang ngồi trò chuyện tự nhiên lão mếu máo khóc như con nít.

Câu 2 trang 84 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 - Phần II (Luyện tập)

Đoạn văn của Nam Cao:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi, họ vừa bắt xong.

Hình như không nói ra được những điều này thì lão không nén nổi xúc động nữa. Nhưng nói ra rồi thì đôi mắt lão ầng ậng những nước. Lão òa khóc và ôm lấy tôi. Tội nghiệp, tôi hỏi cho có chuyện để lão nói cho khuây khỏa:

- Thế nó cho bắt à?


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 8 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

SOẠN VĂN 8 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34