Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn

Lý thuyết và bài tập cho Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn, Chương 1, Công nghệ 10
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi Bài 10 trang 32 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Em hãy cho biết mục đích của biện pháp thủy lợi là gì?

Lời giải chi tiết

Mục đích của biện pháp thủy lợi là ngăn nước biển tràn vào (đắp đê ngăn nước biển), xây dựng hệ thống máng tưới, tiêu hợp lí để dẫn nước ngọt vào để rửa mặn.

Câu hỏi Bài 10 trang 33 SGK Công nghệ 10

Câu 1

Từ phương trình trao đổi cation, em hãy cho biết bón vôi vào đất có tác dụng gì.

Lời giải chi tiết:

Bón vôi vào đất để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho việc rửa mặn dễ dàng hơn.

Câu 2

Theo em, bổ sung chất hữu cơ cho đất có thể thực hiện bằng cách nào?

Lời giải chi tiết:

Ta có thể bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách bón phân xanh, phân hữu cơ để tăng lượng mùn cho đất như vậy vi sinh vật trong đất phát triển làm cho đất tơi xốp.

Câu hỏi Bài 10 trang 35 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Em hãy cho biết tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất phèn.

Lời giải chi tiết

Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất phèn:

- Biện pháp thủy lợi: Rửa mặn, rửa phèn, hạ thấp mạch nước ngầm.

- Bón vôi: Khử chua, làm giảm độc hại của nhôm tự do.

- Bón phân hữu cơ: Tăng độ phì nhiêu của đất.

- Cày sâu, phơi ải thúc đẩy nhanh quá trình chua hóa, sau đó dùng nước để rửa phèn.

- Lên luống: Làm cho đất phèn bị hòa tan và trôi xuống rãnh.

Câu 1 trang 35 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu tính chất chính của đất mặn và các biện pháp cải tạo.

Lời giải chi tiết

_ Các tính chất của đất mặn:

+ Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao: 50-60%

+ Có nhiều muối tan NaCl, Na2SO4

+ Phản ứng: Trung tính hoặc kiềm yếu

+ Nghèo mùn, nghèo đạm

+ Vi sinh vật hoạt động yếu

_ Các biện pháp cải tạo:

+ Biện pháp thủy lợi

+ Biện pháp bón vôi

+ Biện pháp trồng cây chịu mặn

Câu 2 trang 35 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu tính chất chính của đất phèn và các biện pháp cải tạo.

Lời giải chi tiết

_ Tính chất của đất phèn:

+ Thành phần cơ giới: nặng

+ Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nứt nẻ

+ Độ chua: cao pH < 4

+ Chất độc hai: Al3+, Fe3+, CH4, H2S

+ Độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn, nghèo đạm

+ Hoạt đông vi sinh vật rất kém

_ Các biện pháp cải tạo:

+ Bón phân hữu cơ

Câu 3 trang 35 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu các biện pháp dùng để cải tạo đất mặn, đất phèn ở địa phương em (nếu có)

Lời giải chi tiết

- Biện pháp cải tạo đất mặn:

+ Đắp đê biển 

+ Xây dựng kênh, mương

+ Bón vôi, tháo nước ngọt để rửa mặn, bổ sung các chất hữu cơ,...

+ Trồng cây ngập mặn

- Biện pháp cải tạo đất phèn:

+ Rửa phèn, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngâm bằng cách xây dựng kênh tưới, tiêu nước.

+ Khử chua, loại bỏ các cation Al3+ bẳng cách bón vôi.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN 1. NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

CHƯƠNG I. TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG II. CHĂN NUÔI, THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG III. BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

PHẦN 2. TẠO LẬP DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG IV. DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH

Chương 5: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp