Bài 21: Ôn tập chương 1

Lý thuyết và bài tập cho Bài 21: Ôn tập chương 1, Chương 1, Công nghệ 10
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa giống mới vào sản xuất?

Lời giải chi tiết

Mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng chỉ được biểu hiện khi tương tác với điều kiện môi trường. Ớ các vùng sinh thái khác nhau, giống có thể biểu hiện đặc điểm không giống nhau, vì vậy cần khảo nghiệm để đánh giá chính xác, từ đó mà công nhận kịp thời giống mới.

Câu 2 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng nông nghiệp.

Lời giải chi tiết

a) Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì.

Năm thứ nhất: gieo hạt tác giả, chọn cây ưu tú

Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hạt. Những hạt đó là hạt siêu nguyên chủng

Câu 3 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu những ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

Lời giải chi tiết

Câu 4 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu định nghĩa và cấu tạo của keo đất.

Lời giải chi tiết

- Những phần tử có kích thước dưới 1 micro met, ở trạng thái lơ lửng trong nước, không hòa tan trong nước gọi là keo đất.

- Cấu tạo của keo đất:

+ Keo đất có một nhân.

+ Lớp ion quyết định điện nằm ngay phía ngoài nhân.

+ 2 lớp ở ngoài cùng là lớp ion bất động và ion khuếch tán mang điện trái dấu với ion quyết định điện.

Câu 5 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Thế nào phản ứng dung dịch đất? Đất có những loại độ chua nào?

Lời giải chi tiết

- Tính chua, tính kiềm, tính trung tính của đất (đo bằng độ pH) được gọi là phản ứng dung dịch đất.

- Đất có hai loại độ chua:

+ Đất có độ chua hoạt tính là độ chua do ion H+ trong dung dịch đất gây nên.

+ Đất có độ chua tiềm tàng là độ chua do ion H+ và ion Al3+ bám trên bề mặt keo đất gây nên.

Câu 6 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Lời giải chi tiết

+ Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng không chứa chất độc hại cho cây trồng để cho năng suất cao.

+ Các biện pháp làm tăng đô phì nhiêu của đất:

- Cải tạo đất bạc màu

- Tưới tiêu hợp lí

- Bón phân hữu cơ, phân vi sinh vật và cân đối phân hoá học NPK.

- Giữ nước trong đất bằng trồng cây che

Câu 7 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Sự hình thành, tính chất và biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn.

Lời giải chi tiết

 

Đất xám bạc màu (1)

Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (2)

Sư hình thành

- Địa hình dốc

Câu 8 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu đặc điểm và kĩ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.

Lời giải chi tiết

 

Phân hoá học

Phân hữu cơ

Phân vi sinh vật

 

Câu 9 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón.

Lời giải chi tiết

Ứng dụng công nghệ vi sinh, các nhà khoa học đã tạo ra các loại phân vi sinh vật khác nhau tiêu biểu nhất là:

- Phân vi sinh cố định đạm được sản xuất từ vi sinh vật cố định nitơ tự do cộng sinh với rễ cây họ Đậu hoặc hội sinh với rễ lúa.

- Phân vi sinh vật chuyển hoá lân chứa vi sinh vật chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ hoặc vi sinh vật chuyển hoá lân khó tan thành lân dễ tan.

Câu 10 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Trình bày điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp.

Lời giải chi tiết

- Điều kiện khí hậu, đất đai:

+ Sâu, bệnh phát triển tốt nếu ở trong giới hạn nhiệt độ nhất định.

+ Độ ẩm cao thì sâu, bệnh phát triển tốt, ngoài ra còn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu bệnh.

+ Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng cây rất dễ mắc bệnh.

- Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc:

Câu 11 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Nêu những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

Lời giải chi tiết

- Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là việc sử dụng đồng thời các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm so với sử dụng riêng lẻ.

- Các biện pháp chủ yếu:

+ Sử dụng kĩ thuật: Phối hợp các biện pháp cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí.

Câu 12 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

Lời giải chi tiết

- Những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh:

+ Do sử dụng không đúng quy trình, sử dụng nhiều với nồng độ cao... làm cháy, táp lá ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, giảm chất lượng nông sản.

+ Diệt trừ cả sinh vật có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái

+ Xuất hiện quần thể sinh vật gây hại kháng thuốc.

Câu 13 trang 64 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Nêu cơ sở khoa học và quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm vi khuẩn, vi rút, nấm trừ sâu bảo vệ cây trồng.

Lời giải chi tiết

- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

+ Cơ sở khoa học: Dựa trên cơ sở khoa học là bào tử vi khuẩn Bacillus thuringiensis có tinh thể prôtêin độc đối với sâu hại nhưng không độc với người và động vật có xương sống.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN 1. NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

CHƯƠNG I. TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG II. CHĂN NUÔI, THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG III. BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

PHẦN 2. TẠO LẬP DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG IV. DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH

Chương 5: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp