Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản

Lý thuyết và bài tập cho Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản, Chương 2, Công nghệ 10
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi Bài 25 trang 76 SGK Công nghệ 10

Câu 1

Em hãy cho ví dụ về những công thức lai kinh tế mà em biết trong sản xuất ở địa phương.

Lời giải chi tiết:

Ví du: Lợn ỉ Móng Cái đực được lai với lợn Đại Bạch.

Câu 2

Em hãy cho biết phương pháp lai gây thành có ưu điểm gì?

Lời giải chi tiết:

Phương pháp lai gây thành tạo ra được những giống vật nuôi có năng suất cao, phương pháp lai không quá phức tạp.

Câu 1 trang 76 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.

Lời giải chi tiết

- Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.

- Mục đích: nhân giống thuần chủng là để bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hoàn chỉnh những đặc tính di truyền tốt, các phẩm chất, đặc điểm tốt của các cá thể trong cùng vật giống.

Câu 2 trang 76 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống.

Lời giải chi tiết

- Lai giống là dùng vật nuôi các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang nguồn gen di truyền của nhiều giống.

- Mục đích: Phát huy được các đặc tính tốt của các giống, loại bỏ những nhược điểm, từ đó tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Câu 3 trang 76 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ:

Lời giải chi tiết

- Lai kinh tế là cho các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy sản phẩm: thịt, trứng, sữa...

- Sơ đồ lai kinh tế hai giống

 - Sơ đồ lai kinh tế ba giống

Câu 4 trang 76 SGK Công nghệ 10

Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?

Trả lời:

- Lai gây thành (còn gọi là lai tổ hợp, lai tạo thành): với phương pháp này người ta dùng hai hoặc nhiều phẩm giống cho giao phối với nhau, mục đích là tạo nên một phẩm giống hoàn toàn mới mang các đặc tính tốt của các phẩm giống tham gia.

Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp muốn nâng cao sức sản xuất của những phẩm giống tham gia hoặc khi không thể nhập nội các phẩm giống thuần chủng vì khó thích nghi với hoàn cảnh địa phương.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN 1. NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

CHƯƠNG I. TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG II. CHĂN NUÔI, THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG III. BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

PHẦN 2. TẠO LẬP DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG IV. DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH

Chương 5: Tổ chức và quản lí doanh nghiệp