Về luận lí xã hội ở nước ta

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn siêu ngắn cho bài Về luận lí xã hội ở nước ta, Tuần 29, Ngữ văn lớp 11 siêu ngắn, Tập 2

Tóm tắt

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Bố cục của đoạn trích gồm ba phần:

- Đoạn 1: Khẳng định thực trạng chưa có luân lí xã hội hay ý niệm về luân lí xã hội ở nước ta.

- Đoạn 2: Bàn luận về luân lí xã hội trên cơ sở đối sánh giữa xã hội ở châu Âu và ở nước ta.

- Đoạn 3: Phương hướng đem lại luân lí xã hội cho nước nhà (xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội).

=> Ba phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và đều tập trung làm sáng rõ vấn đề luân lí xã hội ở nước ta. Trong đó, phần 1 có vai trò đặt vấn đề, phần 2 giải quyết vấn đề và phần 3 đưa ra giải pháp.

Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội, tác giả vào vấn đề một cách trực tiếp, thẳng thắn:

- Thẳng thắn nêu lên thực trạng: nước ta chưa có luân lí xã hội (Xã hội luân lí thật… dốt nát hơn nhiều).

- Ngăn chặn cách hiểu giản đơn: Một tiếng bạn bè… không cần cắt nghĩa làm gì.

Phủ nhận nội dung dễ nhầm lẫn với vấn đề: ghi nhận trong sách Nho có câu Sửa nhà trị nước rồi mới yên thiên hạ nhưng khẳng định “chủ ý bình thiên hạ đã mất từ lâu”.

Câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Đoạn 1 và 2 trong phần 2, tác giả so sánh:

Tiêu chí so sánh

“Bên châu Âu”, “bên Pháp”

“Bên ta”

Về ý thức nghĩa vụ giữa người với người

Ý thức về nghĩa vụ giữa người với người rất thịnh hành:

Câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

- Nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”: bọn vua quan ham quyền tước, vinh hoa nên tìm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.

- Tác giả đả kích chế độ vua quan chuyên chế:

+ Bọn vua quan ích kỉ, tham lam, chỉ vun vén cho quyền lợi, chức vị của mình.

+ Thái độ bàng quan, không thương dân chúng đói khổ mà còn lợi dụng dân ngu để ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý.

+ Thói chạy theo quyền tước, mua quan bán chức, vun vén cá nhân trở thành xu thế.

Câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Đoạn trích kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận.

 - Yếu tố biểu cảm:

+ Cảm xúc mãnh liệt, tấm lòng yêu nước thương dân nhiệt thành.

+ Lời văn tâm huyết, thể hiện tấm lòng lo nghĩ thiết tha cho đồng bào và đất nước.

- Yếu tố nghị luận:

+ Hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục.

+ Quan điểm của tác giả rõ ràng, tiến bộ, mang tính thời sự lúc đương thời.

Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Luyện tập

- Tác giả vừa đau xót vừa mỉa mai, vừa cảm thông với nỗi thống khổ của dân vừa châm biếm bọn quan lại phong kiến và chính quyền thực dân chỉ là bọn sâu mọt hại dân, hại nước.

- Ông là nhà yêu nước và cách mạng lớn của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX với chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ Nam triều, cải cách đổi mới mọi mặt (duy tân), làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.

Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Luyện tập

- Phan Châu Trinh thuộc ít nhiều những nhà cách mạnh nhìn ra chỗ yếu cốt lõi của nước ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ông muốn giải quyết trước hết vấn đề dân trí, vấn đề ý thức dân chủ của người dân, xem đó là chuyện hệ trọng bậc nhất cần làm để hướng tới mục tiêu giành độc lập, tự do.

Câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Luyện tập

Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự:

- Tầm quan trọng của việc gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ

- Nó cảnh báo nguy cơ tiêu vong những mối quan hệ tốt đẹp nếu còn những kẻ ích kỉ, ham quyền tước…

- Nó khơi dậy niềm âu lo về sự chậm tiến của một xã hội mà ở đó tinh thần dân chủ còn chưa được ý thức như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 11 TẬP 1

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

SOẠN VĂN 11 TẬP 2

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35