Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 9 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Các phương châm hội thoại (tiếp theo), Bài 2, Ngữ văn lớp 9 siêu ngắn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 21 SGK Ngữ văn 9, tập 1 - PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ

- Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một chủ đề khác nhau.

- Khi xuất hiện tình huống như vậy, các nhân vật trong cuộc giao tiếp sẽ không hiểu ý nhau.

=> Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.

Câu hỏi 1 trang 21 SGK Ngữ văn 9, tập 1 - PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC

- Thành ngữ dây cà ra dây muống dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.

- Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ cách nói ấp úng, không rành mạch.

- Những cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt.

=> Khi giao tiếp, cần chú ý cách nói ngắn gọn, rành mạch.

Câu hỏi 2 trang 22 SGK Ngữ văn 9, tập 1 - PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC

- Câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có thể được hiểu theo hai cách:

+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.

+ Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy (truyện ngắn do ông ấy sáng tác)

=> Khi giao tiếp tránh cách nói mơ hồ.

Câu hỏi trang 22 SGK Ngữ văn 9, tập 1 - PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ

- Cả người ăn xin và cậu bé đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình.

 => Trong giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu hỏi 1 trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 1

- Qua những câu tục ngữ, ca dao đó, cha ông ta khuyên chúng ta khi giao tiếp cần lịch sự, nhã nhặn.

- Một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:

+ Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

+ Đất tốt trồng cây rườm rà/ Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.

+ Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.

Câu hỏi 2 trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 1

- Phép nói giảm nói tránh có liên quan nhiều nhất đến phương châm lịch sự.

- Ví dụ: để trả lời câu hỏi của phụ huynh học sinh về tình hình học tập của một em học yếu, cô giáo nói: “Cháu học chưa được vững lắm”.

Câu hỏi 3 trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 1

a. Nói mát.

b. Nói hớt.

c. Nói móc.

d. Nói leo.

e. Nói ra đầu ra đũa.

-> Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự (a, b, c, d) và phương châm cách thức (e).

Câu hỏi 4 trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 1

a. Nhân tiện đây xin hỏi: dùng khi người nói hỏi về một đề tài ngoài đề tài đang trao đổi, để người nghe thấy mình vẫn tuân thủ phương châm quan hệ, đồng thời để người nghe chú ý vào vấn đề mình cần hỏi.

Câu hỏi 5 trang 24 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Giải thích nghĩa của các thành ngữ

nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự).

nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (phương châm lịch sự).

điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).

nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức).

mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự).


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34