Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 9 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Tổng kết về từ vựng (tiếp theo), Bài 11, Ngữ văn lớp 9 siêu ngắn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 146 SGK Ngữ văn 9, tập 1) - Từ tượng thanh và từ tượng hình

- Từ tượng thanh: từ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.

- Từ tượng hình: các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật.

Câu 3 trang 146 SGK Ngữ văn 9, tập 1 - Từ tượng thanh và từ tượng hình

- Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, lồ lộ, loáng thoáng.

- Tác dụng của từ tượng hình: Hình ảnh đám mây đã được miêu tả một cách sinh động từ màu sắc cho đến hình dáng, sự thay đổi hình dáng, màu sắc.

Câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 9, tập 1

- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm rõ sự vật, tăng tính gợi cảm.

- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

- Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,... trở nên gần gũi với con người.

- Hoán dụ: gọi tên sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi.

Câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 9, tập 1

a) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Hoa, cành: để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng.

- Cây, lá dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của gia đình nàng.

- Ý của hai câu thơ nhằm nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.

b) Nguyễn Du đã so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa => thể hiện sự đa dạng và các cung bậc âm thanh của tiếng đàn.

c) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nói quá.

- Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm cho nghiêng thành, đổ nước

Câu 3 trang 147 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ :

a. Phép điệp: năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩa say sưa.

- Tác dụng: khẳng định sự say sưa của anh với rượu, đúng hơn là cô bán rượu. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.

b. Phép nói quá : đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.

- Tác dụng: diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn.

c. Phép so sánh: so sánh âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34