Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) - Ngữ văn lớp 9 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều), Bài 8, Ngữ văn lớp 9 siêu ngắn, Tập 1

Luyện tập

Những biểu hiện đa dạng ...

   - Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng : vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh, nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.

    - Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình.

Bố cục

Bố cục đoạn trích: 2 phần

- Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân.

- Hai mươi hai câu còn lại: Thúy Kiều báo oán.

ND chính

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân

Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người xem trọng ơn nghĩa. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh đã chuộc mình ra khỏi lầu xanh. Việc hai người không vẹn tình vợ chồng là do Hoạn Thư ghen tuông. Bởi thế mà nàng vẫn thấy cần báo ân cho Thúc Sinh với lễ vật rất hậu: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân. Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu oan khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra. Nàng cũng báo trước cho Thúc Sinh rằng Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, thị sẽ bị trừng phạt.

Câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán

Câu 3 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1

  Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã vô cùng hoảng hốt và sợ hãi. Sợ đến nước “hồn lạc, phách xiêu”. Nhưng sau phút choáng váng, Hoạn Thư đã lấy lại được bình tĩnh, thể hiện sự khôn ngoan. Đầu tiên là nói về phận đàn bà. Nêu lên phận đàn bà, Hoạn Thư – tội nhân đưa Thúy Kiều – quan tòa về vị trí là người cùng giới, cùng chịu những thiệt thòi. Tiếp theo, Hoạn Thư nêu chuyện ghen tuông là chuyện không thể tránh khỏi. Như vậy tội của Hoạn Thư là tội của cả giới phụ nữ. Nếu kết tội ghen thì phải kết tội cả giới phụ nữ.

Câu 4 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì mấy lí do:

+ Thứ nhất là lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do để cãi tội. Ghen là chuyện thường tình, có công với Kiều, vẫn kính yêu Kiều, nhưng không thể đối xử khác trong tình huống chồng chung.

+ Thứ hai là Hoạn Thư đã thừa nhận tội lỗi của mình.

Câu 5 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 1

 Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đền ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ. Mặc dù chàng Thúc nhu nhược, thấp cơ thua trí đàn bà, đã không bảo vệ được nàng, nhưng nàng vẫn nhớ ơn và đền ơn. Đối với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt. Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca rất “đến mực, phải lời”, Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34