Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại - Ngữ văn lớp 9 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại , Bài 15, Ngữ văn lớp 9 siêu ngắn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 2 trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Tóm tắt truyện:

- Làng (Kim Lân)

   Truyện kể về ông Hai quê ở làng Chợ Dầu. Ông gắn bó và yêu tha thiết làng quê mình. Vì cuộc sống của gia đình, vì cuộc kháng chiến, ông phải rời làng. Một hôm, nghe được tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, xấu hổ tủi nhục. Bế tắc, đau khổ, ông tâm sự với đứa con út cho vơi đi nỗi lòng. Rồi một hôm nhận được tin cải chính, ông Hai sung sướng tột độ. Mặc dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn vui vẻ đi khoe và kể về làng như trước.

- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Câu 3 trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 1

 - Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai: Ông là người luôn tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình; khi nghe tin làng mình theo Việt gian, ông bị ám ảnh nặng nề.

   - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng ám ảnh, day dứt, và tình yêu với cách mạng. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, thể hiện được cá tính từng người.

   - Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.

Câu 4 trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 1

  - Vẻ đẹp trong cách sống: Yêu quý và tận tụy với mọi người, với công việc, sống giản dị.

   - Vẻ đẹp tâm hồn: Trong sáng, lãng mạn, chân thật, hồn hậu.

   - Mang những suy nghĩ khiêm nhường, quý trọng lao động, đầy niềm tin cuộc sống.

Câu 5 trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 1

 - Nhân vật bé Thu: tình cảm thật sâu sắc, bé cứng cỏi, ương ngạnh nhưng cũng rất ngây thơ, đáng yêu.

   - Tình cha con trong chiến tranh là thật sâu nặng. Điều này thể hiện qua việc ông Sáu giữ gìn và nâng niu lời hứa với con, việc ông Sáu vui mừng sung sướng dành hết tâm trí vào việc làm cây lược cho con.

Câu 6 trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 1

  - Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu): Vẻ đẹp của hình ảnh người lính được nhà thơ thể hiện là vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết nhất của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. 

Câu 7 trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi biểu hiện tinh tế và nhuần nhuyễn trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm. Trước hết, tình thường con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ; cho nên mẹ ước mong có hạt gạo, hạt bắp cùng với niềm mong con mau chóng lớn khôn trở thành chàng trai cường tráng để lao động sản xuất.

Câu 8 trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:

   - Đồng chí (Chính Hữu): Hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị và cô đọng, giàu sức biểu cảm.

   - Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới niềm vui của người lao động.

   - Ánh trăng (Nguyễn Duy): Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư.

Câu 9 trang 204 SGK Ngữ văn 9, tập 1

- Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo (Đồng chí): tính biểu tượng, gợi liên tưởng phong phú: súng và trăng là gần và xa, hiện thực và lãng mạn,… Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là một biểu tượng của thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp nhuần nhuyễn hiện thực và cảm hứng cách mạng.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34