Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Ngữ văn lớp 9 - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn cho Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, Bài 2, Ngữ văn lớp 9 siêu ngắn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 25 SGK Ngữ văn 9, tập 1 - TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

a. Giải thích nhan đề: cây chuối được xem xét trong quan hệ đời sống của người Việt Nam.

b. Những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối:

- “Cây chuối rất ưa nước… Chuối phát triển rất nhanh…. Quả chuối là một món ăn ngon”.

c. Những câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:

+ […] cây chuối thân mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.

+ […] chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.

Câu hỏi 1 trang 26 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh:

- Thân cây chuối có hình trụ, nhẵn bóng gồm nhiều lớp bẹ xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ trong ra ngoài.

- Lá chuối tươi to bản xanh mướt, nom chẳng khác một con thuyền xanh úp ngược, che mát cho cả khóm.

- Lá chuối khô không còn màu xanh mà chuyển sang màu đất. Khi ấy lá không còn vươn lên mà rũ xuống, nằm ép mình như còn cố bao bọc, chở che cho thân cây.

Câu hỏi 2 trang 26 SGK Ngữ văn 9, tập 1

Yếu tố miêu tả trong đoạn văn: Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống.

Câu hỏi 3 trang 26 SGK Ngữ văn 9, tập 1

- Những câu văn miêu tả:

+ Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình.

+ Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp.

+ Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.


Giải các môn học khác

Bình luận

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34