Bài 10. Ba định luật Niutơn

Lý thuyết và bài tập cho Bài 10. Ba định luật Niutơn, chương 2, Vật lí 10

BA ĐỊNH LUẬT NIU-TON

I - Định luật 1 Niutơn 

1. Định luật:

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

2. Quán tính:

Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Định luật I Niutơn được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động quán tính

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu C1 trang 60 SGK Vật lý 10

Đề bài

Tại sao xe đạp chạy thêm được một quãng đường nữa mặc dù ta đã ngừng đạp ? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập trên lại?

Lời giải chi tiết

Do xe đạp có quán tính nên tiếp tục chuyển động. Lực ma sát làm cho xe chạy chậm dần rồi mới dừng lại. Nếu không còn lực nào tác dụng xe sẽ chạy thẳng đều mãi mãi.

Khi nhảy từ cao xuống: Bàn chân dừng lại, do quán tính phần trên cơ thể tiếp tục chuyển động xuống gây ra hiện tượng gập chân.

Câu C2 trang 61 SGK Vật lý 10

Đề bài

Cho hai vật chịu tác dụng của những lực có độ lớn bằng nhau. Hãy vận dụng định luật II Niu – Tơn để suy ra rằng, vật nào có khối lượng lớn hơn thì khó làm thay đổi vận tốc của nó hơn, tức là có mức quán tính lớn hơn.

Lời giải chi tiết

Theo định luật II Niuton ta có: 

\(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Suy ra:

\({a_1} = \dfrac{{{F_1}}}{{{m_1}}}\) và \({a_2} = \dfrac{{{F_2}}}{{{m_2}}}\)

Vì F1 = F2 mà ta giả sử vật 1 có khối lượng lớn hơn vật 2.

Câu C3 trang 61 SGK Vật lý 10

Đề bài

Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được?

Lời giải chi tiết

Thông thường máy bay có khối lượng rất lớn nên quán tính của nó cũng rất lớn, do đó cần có thời gian để máy bay đạt đến tốc độ cần thiết để cất cánh, nên đường băng phải dài.

Câu C4 trang 62 SGK Vật lý 10

Đề bài

Hãy giải thích tại sao ở cùng một nơi ta luôn có \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)

Lời giải chi tiết

Ở cùng một nơi trên Trái Đất và gần mặt đất ta có g không đổi.

Do đó:

\(\begin{array}{l}{P_1} = {m_1}g\\{P_2} = {m_2}g\end{array}\)

Xét tỉ lệ: \( \Rightarrow \dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{m_1}g}}{{{m_2}g}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)   (ĐPCM)

Câu C5 trang 63 SGK Vật lý 10

Đề bài

Hãy vận dụng định luật III Niu – tơn vào ví dụ dùng búa đóng đinh vào một khúc gỗ (Hình 10.5) để trả lời các câu hỏi sau:

- Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói một cách khác lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không?

- Nếu đinh tác dụng lên búa một lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao đinh lại không đứng yên? Nói một cách khác, cặp "lực và phản lực" có cân bằng nhau không?

Lời giải chi tiết

Bài 1 trang 64 SGK Vật lí 10

Đề bài

Phát biểu định luật I Niutơn. Quán tính là gì?

Lời giải chi tiết

Định luật I Niu-tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Quán tính: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Bài 2 trang 64 SGK Vật lí 10

Đề bài

Phát biểu và viết hệ thức của định luật II  Niutơn ?

Lời giải chi tiết

Định luật : Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

$$\overrightarrow a  = {{\overrightarrow F } \over m}$$

Suy ra \(\overrightarrow F  = m.\overrightarrow a \)

Bài 3 trang 64 SGK Vật lí 10

Đề bài

Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng?

Lời giải chi tiết

a) Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

b) Tính chất của khối lượng:

+ Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật

+ Khối lượng có tính chất cộng: khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó.

Bài 4 trang 64 SGK Vật lí 10

Đề bài

Trọng lượng của một vật là gì? Viết công thức của trọng lực tác dụng lên một vật?

Lời giải chi tiết

- Trọng lực của một vật là lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật, gây cho vật gia tốc rơi tự do.

- Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P.

- Công thức của trọng lực tác dụng lên một vật:

\(\overrightarrow P  = m\overrightarrow g \)

Trong đó:

m: khối lượng của vật (kg)

g: gia tốc rơi tự do (\(m/{s^2}\))

Bài 5 trang 64 SGK Vật lí 10

Đề bài

Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu – tơn?

Lời giải chi tiết

- Trong mọi trường hợp khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này khác điểm đặt, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn

\({\overrightarrow F _{B \to A}} =  - {\overrightarrow F _{A \to B}}\) hay \({\overrightarrow F _{BA}} =  - {\overrightarrow F _{AB}}\) 

- Một trong hai lực trên gọi là lực tác dụng, thì lực kia gọi là phản lực.

- Lực và phản lực là hai lực trực đối không cân bằng.

Bài 6 trang 64 SGK Vật lí 10

Đề bài

Nêu những đặc điểm của cặp “ lực và phản lực” trong tương tác giữa hai vật?

Lời giải chi tiết

Tính chất của lực và phản lực

– Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

– Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng  ngược chiều, gọi là hai lực trực đối.

– Lực và phản lực không phải là hai lực cân bằng vì chúng đặt vào hai vật khác nhau

Bài 7 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì: 

A. Vật dừng lại ngay

B. Vật đổi hướng chuyển động

C. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại

D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s

Chọn đáp án đúng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài 8 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Câu nào đúng?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.

B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật  đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài 9 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. 

- Định luật III Niu - tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

Lời giải chi tiết

Bài 10 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu  - tơn sau đây, cách viết nào đúng?

A . \(\vec{F} = ma\)                                    B. \(\vec{F} = - m\vec{a}\)

C. \(\vec{F} = m\vec{a}\)                                     D. -\(\vec{F} = m\vec{a}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định luật II Niu - tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Bài 11 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Một vật có khối lượng 8,0kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu?

So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2

A. 1,6N, nhỏ hơn

B. 16N, nhỏ hơn

C. 160N, lớn hơn

D. 4N, lớn hơn

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Hệ thức của định luật II Niu - tơn: \(\overrightarrow a  = {{\overrightarrow F } \over m} \Rightarrow \overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Bài 12 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Một quả bóng, khối lượng 0,5kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02s. Quả bóng bay đi với tốc độ:

A. 0,01  m/s                             B. 0,1 m/s

C. 2,5 m/s                                D. 10 m/s

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Hệ thức của định luật II Niu - tơn: \(\vec a = {{\vec F} \over m} \Rightarrow \vec F = m\vec a{\rm{ }}\)

- Công thức tính vận tốc: v = v0 + at

Lời giải chi tiết

Bài 13 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn ? ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn ? Hãy giải thích?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Định luật II Niu - tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

\(\overrightarrow a  = {{\overrightarrow F } \over m} \Rightarrow \overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Bài 14 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng một lực 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả “ phản lực” (theo định luật III) bằng cách chỉ ra

a) Độ lớn của phản lực?

b) Hướng của phản lực?

c) Phản lực tác dụng lên vật nào?

d) Vật nào gây ra phản lực này?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định luật III Niu - tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

Bài 15 trang 65 SGK Vật lí 10

Đề bài

Hãy chỉ ra cặp “ lực và phản lực”  trong các tình huống sau:

a) Ô tô đâm vào thanh chắn đường.

b) Thủ môn bắt bóng.

c) Gió đập vào cánh cửa.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực có đặc điểm sau đây:

- Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. 

- Lực và phản lực là hai lực trực đối.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM - VẬT LÍ 10

CHƯƠNG II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

CHƯƠNG IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG V. CHẤT KHÍ

CHƯƠNG VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 10

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất