Bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học

Lý thuyết và bài tập cho Bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học, chương 6, Vật lí 10

1. Nguyên lí I của nhiệt động lực học.

Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Ta có : ∆U = A + Q với quy ước về dấu của nhiệt lượng và công như sau :

       Q > 0 : Vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác.

       Q < 0 : Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.

       A > 0 : Vật nhận công từ các vật khác.

       A < 0 : Vật thực hiện công lên các vật khác.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu C1 trang 176 SGK Vật lý 10

Đề bài

Xác định dấu của các đại lượng trong hệ thức của nguyên lí I NĐLH cho các quá trình hệ thu nhiệt lượng để tăng nội năng đồng thời thực hiện công.

Lời giải chi tiết

Hệ thức của nguyên lí I: ΔU = A + Q

Với:

+ Hệ thu nhiệt lượng => Q > 0

+ thực hiện công => A < 0

+ Để tăng nội năng => ΔU > 0

Câu C2 trang 176 SGK Vật lý 10

Đề bài

Các hệ thứ sau đây diễn tả những quá trình nào?

a) ΔU = Q khi Q > 0 ; khi Q < 0

b) ΔU = A khi A > 0; khi A < 0

c) ΔU = Q + A khi Q > 0 và A < 0

d) ΔU = Q + A khi Q > 0 và A > 0.

Lời giải chi tiết

a) ΔU = Q khi Q > 0: vật nhận nhiệt để làm tăng nội năng.

Q < 0: vật tỏa nhiệt làm giảm nội năng.

b) ΔU = A khi A > 0: vật nhận công để làm tăng nội năng.

A < 0: vật thực hiện công làm giảm nội năng.

Câu C3 trang 178 SGK Vật lý 10

Đề bài

Về mùa hè, người ta có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ để truyền nhiệt từ trong phòng ra ngoài trời, mặc dù nhiệt độ ngoài trời cao hơn trong phòng. Hỏi điều này có vi phạm nguyên lí II NĐLH không? Tại sao?

Lời giải chi tiết

Không, vì nhiệt không tự truyền từ trong phòng ra ngoài trời nóng hơn mà phải nhờ máy.

Câu C4 trang 178 SGK Vật lý 10

Đề bài

Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. Hãy chứng minh rằng, cách phát biểu trên không vi phạm định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Lời giải chi tiết

Một phần nhiệt lượng động cơ nhiệt nhận được chuyển hóa thành công cơ học, phần còn lại được truyền cho nguồn lạnh. Vì vậy năng lượng vẫn được bảo toàn, không vi phạm định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Bài 1 trang 179 SGK Vật lí 10

Đề bài

Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lí I NĐLH, nêu tên đơn vị, quy ước dấu của các đại lượng trong hệ thức.

Lời giải chi tiết

Nguyên lí thứ nhất của NĐLH là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng vào các hiện tượng nhiệt. 

Nội dung:

Độ biên thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.

ΔU = A + Q      

Trong đó:

ΔU: Độ biến thiên nội năng (J)

Bài 2 trang 179 SGK Vật lí 10

Đề bài

Phát biểu nguyên lí II NĐLH.

Lời giải chi tiết

Có 2 cách phát biểu: 

a) Cách phát biểu của Clau-đi-út

  Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.

b) Cách phát biểu của Cac-nô

Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

Bài 3 trang 179 SGK Vật lí 10

Đề bài

Trong các hệ thức sau, hệ thức nào diễn tả đúng quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình.

A. ∆U = A ;                                 B. ∆U = Q + A ;

C. ∆U = 0 ;                                 D. ∆U = Q.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nguyên lí I NĐLH: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: 

∆U = A + Q

Bài 4 trang 180 SGK Vật lí 10

Đề bài

Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức ∆U = A + Q phải có giá trị nào sau đây?

A. Q < 0 và A > 0 ;                        B. Q > 0 và A > 0;

C. Q > 0 và A < 0;                         D. Q < 0 và A < 0.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nguyên lí I NĐLH: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: 

∆U = A + Q

Quy ước về dấu:

  Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng;

Bài 5 trang 180 SGK Vật lí 10

Đề bài

Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng ?

A. ∆U = Q với Q > 0 ;

B. ∆U = Q + A với A > 0 ;

C. ∆U = Q + A với A < 0 ;

D. ∆U = Q với Q < 0.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà chất khí nhận được chỉ dùng làm tăng nội năng.

Lời giải chi tiết

Đáp án A.

Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà chất khí nhận được chỉ dùng làm tăng nội năng

Bài 6 trang 180 SGK Vật lí 10

Đề bài

Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xi-lanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nguyên lí I NĐLH: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: 

∆U = A + Q

Quy ước về dấu:

  Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng;

  Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng;

  A > 0: Hệ nhận công;

  A < 0: Hệ thực hiện công.

Bài 7 trang 180 SGK Vật lí 10

Đề bài

Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 70 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nguyên lí I NĐLH: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: 

∆U = A + Q

Quy ước về dấu:

  Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng;

  Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng;

  A > 0: Hệ nhận công;

  A < 0: Hệ thực hiện công.

Bài 8 trang 180 SGK Vật lí 10

Đề bài

Khi truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích của khí tăng lên 0,5 m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất là không đổi trong quá trình khí thực hiện công. 

Phương pháp giải - Xem chi tiế

Nguyên lí I NĐLH: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: 

∆U = A + Q

Quy ước về dấu:


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM - VẬT LÍ 10

CHƯƠNG II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

CHƯƠNG IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG V. CHẤT KHÍ

CHƯƠNG VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 10

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất