Ôn tập chương 3 - Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian

Lý thuyết và bài tập cho Ôn tập chương 3 - Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian, Phần Hình học, Lớp 11
Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 trang 120 SGK Hình học 11

Đề bài

Nhắc lại định nghĩa vecto trong không gian.

Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A’B’C’\). Hãy kể tên những vecto bằng vecto \(\overrightarrow {AA'} \) có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của hình lăng trụ.

Bài 2 trang 120 SGK Hình học 11

Đề bài

Trong không gian cho ba vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ;\overrightarrow c \) đều khác vecto \(\overrightarrow 0 \) . Khi nào ba vecto đó đồng phẳng?

Bài 3 trang 120 SGK Hình học 11

Đề bài

Trong không gian, hai đường thẳng không cắt nhau có thể vuông góc với nhau không? Giả sử hai đường thẳng \(a\) và \(b\) lần lượt có vecto chỉ phương là \(\overrightarrow u \) và \(\overrightarrow v \) . Khi nào ta có thể kết luận \(a\) và \(b\) vuông góc với nhau?

Bài 4 trang 120 SGK Hình học 11

Đề bài

Muốn chứng minh đường  thẳng \(a\) vuông góc với mặt phẳng \((α)\) thì người ta cần chứng minh \(a\) vuông góc với mọi đường thẳng của mặt phẳng \((α)\) hay không?

Bài 5 trang 120 SGK Hình học 11

Đề bài

Hãy nhắc lại nội dung của định lí ba đường vuông góc.

Bài 6 trang 123 SGK Hình học 11

Đề bài

Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây:

(A) Cho hai đường thẳng \(a\) và \(b\) trong không gian có các vecto chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow u ,\overrightarrow v \) . Điều kiện cần và đủ để \(a\) và \(b\) chéo nhau là \(a\) và \(b\) không có điểm chung và hai vecto \(\overrightarrow u ,\overrightarrow v \) không cùng phương.

(B) Gọi \(a\) và \(b\) là hai đường thẳng chéo nhau và vuông góc với nhau. Đường thẳng vuông góc chung của \(a\) và \(b\) nằm trong mặt phẳng chứa đường này và vuông góc với đường kia.

Bài 7 trang 124 SGK Hình học 11

Đề bài

Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

A. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.

B. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một thì đồng phẳng

D. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một và không đồng phẳng thì đồng quy.

Lời giải chi tiết

Bài 8 trang 124 SGK Hình học 11

Đề bài

Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

(A) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song.

(B) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì cắt nhau.

(C) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song.

(D) Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.

Lời giải chi tiết

(A) Đúng

(B) Sai – Vì hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì vẫn có thể cắt nhau.

Bài 9 trang 124 SGK Hình học 11

Đề bài

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

(A) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì chéo nhau.

(B) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì cắt nhau

(C) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì vuông góc với nhau.

(D) Một mặt phẳng \((α)\) và một đường thẳng \(a\) không thuộc \((α)\) cùng vuông góc với đường thẳng \(b\) thì \((α)\) song song với \(a\).

Lời giải chi tiết

Bài 10 trang 124 SGK Hình học 11

Đề bài

Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:

(A) Đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau là đoạn ngắn nhất trong các đoạn thẳng nối hai điểm bất kì lần lượt nằm trên hai đường thẳng ấy và ngược lại,

(B) Qua một điểm cho trước có duy nhất một mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng cho trước.

(C) Qua một điểm cho trước có duy nhất một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước.

Bài 11 trang 125 SGK Hình học 11

Đề bài

Khoảng cách giữa hai cạnh đối của một tứ diện đều cạnh \(a\) là bằng:

(A) \({{3a} \over 2}\)                    (B) \({{a\sqrt 2 } \over 2}\)

(C) \({{a\sqrt 3 } \over 2}\)                  (D) \(a\sqrt2\)


Giải các môn học khác

Bình luận