Bài 6. Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau

Lý thuyết và bài tập cho bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau, Chương 1, Phần Hình học, Lớp 11

Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. Nghĩa là với hai điểm M, N tùy ý và ảnh M', N' tương ứng của chúng, ta luôn có M'N'=MN

1. Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. Nghĩa là với hai điểm \(M, N\) tùy ý và ảnh \(M', N'\) tương ứng của chúng, ta luôn có \(M'N'=MN\)

2. Các phép đồng nhất, tịnh tiến, đối xứng trục, đối xứng trục, đối xứng tâm và phép quay là những phép dời hình.

3. Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình là một phép dời hình.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 20 SGK Hình học 11

Đề bài

Cho hình vuông ABCD, gọi O là giao điểm của AC và BD. Tìm ảnh của các điểm A, B, O qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc 90° và phép đối xứng qua đường BD (h.1.41).

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 2 trang 21 SGK Hình học 11

Đề bài

Hãy chứng minh tính chất 1.

Gợi ý. Sử dụng tính chất điểm B nằm giữa hai điểm A và C khi và chỉ khi AB + BC = AC (h.1.43).

Câu hỏi 3 trang 21 SGK Hình học 11

Đề bài

Gọi A’, B’ lần lượt là ảnh của A, B qua phép dời hình F. Chứng minh rằng nếu M là trung điểm của AB thì M’ = F(M) là trung điểm của A’B’.

Lời giải chi tiết

Gọi A', B', M' lần lượt là ảnh của A, B, M qua phép dời hình F

Theo tính chất 1 ta có: AB = A'B' và AM = A'M' và ba điểm A' B', M' thẳng hàng.

M là trung điểm AB ⇒ AM = \({1 \over 2}\) AB

Kết hợp (1) ⇒ A'M' = \({1 \over 2}\) A'B' ⇒ M' là trung điểm A'B'.

Câu hỏi 4 trang 22 SGK Hình học 11

Đề bài

Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi E, F, H, I theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, CD, BC, EF. Hãy tìm một phép dời hình biến tam giác AEI thành tam giác FCH (h.1.46)

Lời giải chi tiết

- Phép đối xứng qua tâm I biến:

+) A thành C

+) E thành F

+) I thành I

Nên biến ΔAEI thành ΔCFI.

- Phép đối xứng qua trục là đường thẳng d biến:

+) C thành F

+) F thành C

+) I thành H

Câu hỏi 5 trang 23 SGK Hình học 11

Đề bài

Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi I là giao điểm của AC và BD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AD và BC. Chứng minh rằng các hình thang AEIB và CFID bằng nhau.

Lời giải chi tiết

I là giao điểm AC và BD nên I là trung điểm của AC và BD

Mà AC = BD ⇒ AI = BI = \({1 \over 2}\) AC = \({1 \over 2}\) BD

Bài 1 trang 23 SGK Hình học 11

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho các điểm \(A(-3;2), B(-4;5)\) và \(C(-1;3)\)

 a

Chứng minh rằng các điểm \(A'(2;3), B'(5;4)\) và \(C'(3;1)\) theo thứ tự là ảnh của \(A, B\) và \(C\) qua phép quay tâm \(O\) góc \( -90^{\circ}\)

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa phép quay 

\({Q_{\left( {O;\alpha } \right)}}\left( M \right) = M' \) \(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
OM' = OM\\
\left( {OM,OM'} \right) = \alpha
\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Bài 2 trang 24 SGK Hình học 11

Đề bài

Cho hình chữ nhật \(ABCD\). Gọi \(E, F, H, K, O, I, J\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AB, BC, CD, DA, KF, HC, KO\). Chứng minh hai hình thang\(AEJK\) và \(FOIC\) bằng nhau.

Bài 3 trang 24 SGK Hình học 11

Đề bài

Chứng minh rằng: Nếu một phép dời hình biến tam giác \(ABC\) thành tam giác \(A'B'C'\) thì nó cũng biến trọng tâm của tam giác \(ABC\) tương ứng thành trọng tâm của tam giác \(A'B'C'\)


Giải các môn học khác

Bình luận