Bài 18. Động cơ không đồng bộ ba pha

Lý thuyết và bài tập bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha, chương III, Vật lý 12

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện không đồng bộ ba pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường quay.

2. Một khung dây dẫn đặt trong từ trường quay, thì khung sẽ quay theo từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Động cơ hoạt động theo nguyên tắc này gọi là động cơ không đồng bộ.

3. Tạo ra từ trường quay bằng cách cho dòng điện ba pha chạy vào ba cuộn dây giống nhau, đặt lệch nhau 1200.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu C1 trang 96 sách giáo khoa Vật lý 12

Đề bài

Hãy vận dụng các quy tắc xác định chiều của dòng điện cảm ứng và chiều của lực từ đã học ở lớp 11 để xác định chiều quay của khung MNPQ trong hình 18.1 SGK.

Lời giải chi tiết

Lực từ tác dụng lên khung dây bao giờ cũng có xu hướng làm cho khung dây quay đến vị trí sao cho từ thông qua khung cực đại.

Lực từ sẽ làm cho khung dây theo chiều quay của vecto cảm ứng từ.

Khi tốc độ quay của khung càng gần tốc độ quay của từ trường thì momen của lực từ càng nhỏ.

Bài 1 trang 97 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Phát biểu nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lí thuyết về nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ

(SGK trang 95)

Lời giải chi tiết

- Một khung dây có thể quay quanh một trục được đặt vào khoảng giữa của một nam châm chữ U quay được (trục quay của khung và nam châm trùng nhau).

- Khi quay nam châm với vận tốc góc ω thì khung quay theo với vận tốc góc ω’; ω’ < ω.

Bài 2 trang 97 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

 Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.

Lời giải chi tiết

- Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính là roto và stato.

+ Roto là khung dây dẫn có thể có thể quay dưới tác dụng của từ trường quay.

Để tăng thêm hiệu quả, người ta ghép nhiều khung khung dây dẫn giống nhau có trục quay chung tạo thành một cái lồng hình trụ, mặt bên tạo bởi nhiều thanh kim loại song song. Vì vậy bộ phận này gọi là roto lồng sóc.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ

CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ