Bài 8. Giao thoa sóng

Lý thuyết và bài tập bài 8: Giao thoa sóng, chương II, Vật lý 12

GIAO THOA SÓNG

1. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng khi gặp nhau thì có những điểm chúng luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng triệt tiêu lẫn nhau.

2. Hai nguồn dao động cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai nguồn kết hợp. Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là hai sóng kết hợp.

3. Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa là trong môi trường truyền sóng có hai sóng kết hợp và các phần tử sóng có cùng phương dao động.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu C1 trang 42 sách giáo khoa Vật lý 12

Đề bài

Những điểm nào trên hình 8.3 SGK biểu diễn chỗ hai sóng gặp nhau triệt tiêu nhau? Tăng cường nhau?

Lời giải chi tiết

Trên hình 8.3, các vòng tròn nét liền biểu diễn các gợn lồi, các vòng tròn nét đứt biểu diễn các gợn lõm.

Chỗ gợn lồi gặp gợn lồi hay gợn lõm gặp gợn lõm là những điểm dao động biên độ cực đại (tăng cường nhau).

Chỗ ở đó gợn lồi gặp gợn lõm thì dao động có biên độ cực tiểu (triệt tiêu nhau).

Câu C2 trang 44 sách giáo khoa Vật lý 12

Đề bài

Các công thức (8.2 SGK) và (8.3 SGK) chỉ đúng trong trường hợp nào?

Lời giải chi tiết

Công thức (8.2): \({d_2} - {d_1} = kλ\) với  \({k = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...}\)

Đúng cho trường hợp vị trí các cực đại giao thoa của hai nguồn dao động cùng pha.

Công thức (8.3): \({d_2} - {d_1} = \left( {k + {1 \over 2}} \right)\lambda \,\,\left( {k = 0,\,\, \pm 1,\,\, \pm 2,...} \right)\)

Đúng cho trường hợp vị trí các cực tiểu giao thoa của hai nguồn dao động cùng pha.

Bài 1 trang 45 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì ?

Lời giải chi tiết

Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng liên triệt tiêu nhau.

Bài 2 trang 45 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Nêu công thức xác định vị trí các cực đại giao thoa.

Lời giải chi tiết

Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng bằng một số nguyên lần bước sóng \({d_2} - {d_1} = k\lambda ;\,\,\,\left( {k = 0; \pm 1; \pm 2;...} \right)\)

Bài 3 trang 45 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Nêu công thức xác định vị trí các cực tiểu giao thoa.

Lời giải chi tiết

Cực tiểu giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nửa nguyên lần bước sóng

 \({d_2} - {d_1} = \left( {k + {1 \over 2}} \right)\lambda ;\,\,\,\left( {k = 0; \pm 1; \pm 2;...} \right)\)

Bài 4 trang 45 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Nêu điều kiện giao thoa.

Lời giải chi tiết

Điều kiện để có hiện tượng giao thoa : Hai nguồn sóng phải là hai nguồn kết hợp, nghĩa là: hai nguồn phải dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. 

Bài 5 trang 45 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Chọn câu đúng.

Hiện tượng giao thoa là hiện tượng

A. giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.

B. tổng hợp của hai dao động.

C. tạo thành các gợn lồi, lõm.

D. Hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn triệt tiêu nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.

Bài 6 trang 45 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Chọn câu đúng.

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có

A. cùng biên độ

B. cùng tần số.

C. Cùng pha ban đầu.

D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng định nghĩa về hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương cùng chu kỳ ( hay tần số) và có hiệu số pha không thay đổi theo thời gian. 

Lời giải chi tiết

Bài 7 trang 45 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Trong thí nghiệm ở hình 8.1, tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s, cần rung có tần số 40Hz. Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1S2 .

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức xác định vị trí các cực đại giao thoa :\({d_{2}} - {\rm{ }}{d_1} = {\rm{ }}k\lambda \)

Lời giải chi tiết

Giả sử hai điểm M1 và M2­ trên đoạn S1S2 là hai điểm cực đại gần nhau nhất tính từ S

Bài 8 trang 45 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Trong thí nghiệm ở hình 8.1, khoảng cách giữa hai điểm S1 và S2 là d = 11cm. Cho cần rung, ta thấy điểm S1, S2 gần như đứng yên và giữa chúng còn 10 điểm đứng yên không dao động. Biết tần số cần rung là 26 Hz, hãy tính tốc độ truyền sóng. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Áp dụng điều kiện khoảng cách giữa hai điểm đứng yên cạnh nhau trên đoạn S1S2 là \(\dfrac{\lambda }{2}\)

+ Sử dụng biểu thức tính tốc độ truyền sóng: \(v=\lambda .f\)


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ

CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ