Bài 5. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ FRE-NEN

Lý thuyết và bài tập bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ FRE-NEN, chương I, Vật lý 12

TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA CÙNG PHƯƠNG, CÙNG TẦN SỐ

PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN

1. Mỗi dao động điều hòa được biểu diễn bằng một vectơ quay. Véc tơ này có:

+ gốc tại gốc tọa độ của trục Ox

+ có độ dài bằng biên độ dao động A

+ hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu \(\varphi\) (chọn chiều dương là chiều dương của vòng tròn lượng giác).

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu C1 trang 22 sách giáo khoa Vật lý 12

Đề bài

Hãy biểu diễn dao động điều hòa

\(x = 3\cos \left( {5t + {\pi  \over 3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\) bằng một vecto quay

Lời giải chi tiết

 

Biểu diễn vectơ A:

   + Có gốc tại O

   + Có độ dài là 3cm hợp với trục Ox một góc 60o

Câu C2 trang 23 sách giáo khoa Vật lý 12

Đề bài

Hãy tìm lại hai công thức (5.1 SGK) và (5.2 SGK).

Lời giải chi tiết

 

Ta có định lý hàm cos:

\(\eqalign{& {A^2} = A{}_1^2 + A{}_2^2 - 2{A_1}{A_2}\cos \left[ {\pi  - \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)} \right]  \cr & {A^2} = A{}_1^2 + A{}_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right) \cr} \)

Bài 1 trang 25 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Nêu cách biểu diễn một dao động điều hòa bằng một vecto quay.

Lời giải chi tiết

Biểu diễn dao động điều hòa có phương  trình: x = Acos(ωt + φ)  (*)

Các bước:

+ Vẽ trục tọa độ Ox nằm ngang

+ Vẽ vecto OM:  \(\overrightarrow {OM} \left\{ \matrix{\left( {\overrightarrow {OM} {\rm{,Ox}}} \right) = \varphi \hfill \cr OM = A \hfill \cr} \right.\)

+ Khi t = 0 ,cho vecto OM quay đều quanh O với tốc độ góc ω.

Khi đó, vecto quay OM biểu diễn dao động điều hòa có phương trình (*)

Bài 2 trang 25 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Trình bày phương pháp giản đồ Fre – nen để tìm dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số

Lời giải chi tiết

Phương pháp giản đồ Fre-nen:

+Lần lượt vẽ hai véc tơ quay biểu diễn hai phương trình dao động thành phần.

+Sau đó vẽ véc tơ tổng của hai vecto trên.

=> Vecto tổng là véc tơ quay biểu diễn phương trình của dao động tổng hợp.

Bài 3 trang 25 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Nêu ảnh hưởng của độ lệch pha đến biên độ dao động của dao động tổng hợp trong các trường hợp

a) Hai dao động thành phần cùng pha

b) Hai dao động thành phần ngược pha

c) Hai dao động thành phần có pha vuông góc \({\varphi _2} - {\varphi _1} =  \pm {\pi  \over 2} + 2n\pi \)

Lời giải chi tiết

a) Hai dao động thành phần cùng pha: biên độ dao động tổng hợp là lớn nhất và bằng tổng hai biên độ: \(A = {A_1} + {A_2}\)

Bài 4 trang 25 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Chọn đáp án đúng. 

Hai dao động là ngược pha khi:

A. \({\varphi _2} - {\varphi _1} = {\rm{ }}2n\pi .\)

B. \({\varphi _2} - {\varphi _1} = {\rm{ }}n\pi .\)

C. \({\varphi _2} - {\varphi _1} = {\rm{ }}(n-1)\pi .\)

D. \({\varphi _2} - {\varphi _1} = {\rm{ }}(2n-1)\pi .\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai dao động ngược pha khi độ lệch pha của chúng bằng : φ2 - φ1 = (2n - 1)π.

Lời giải chi tiết

Bài 5 trang 25 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

Xét một vectơ quay \(\overrightarrow{OM}\) có những đặc điểm sau: 

- Có độ lớn bằng hai đơn vị chiều dài.

- Quay quanh O với tốc độ góc 1 rad/s.

- Tại thời điểm t = 0, vectơ \(\overrightarrow{OM}\) hợp với trục Ox một góc 300.

Hỏi vec tơ quay \(\overrightarrow{OM}\) biểu diễn phương trình của dao động điều hòa nào?

A. \(x = 2cos(t - {\pi  \over 3}).\)

B. \(x = 2cos(t + {\pi  \over 6}).\)

C. \(x = 2cos(t - {30^ \circ }).\)

D. \(x = 2cos(t +{\pi  \over 3}).\)

 

Bài 6 trang 25 sách giáo khoa Vật lí 12

Đề bài

 Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số góc ω = 5π rad/s, với các biên độ:

\({A_1} = {\rm{ }}{{\sqrt 3 } \over 2}cm,{A_2} = \sqrt 3 cm\) và các pha ban đầu tương ứng \({\varphi _1} = {\pi  \over 2};\,{\varphi _2} = {{5\pi } \over 6}.\)

Tìm phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên.  

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức tính biên độ dao động tổng hợp : \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos ({\varphi _2} - {\varphi _1})\)


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ

CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ