Ôn tập về hình học (tiếp theo)

Lý thuyết và bài tập cho bài Ôn tập về hình học (tiếp theo), Chương 7, Toán 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 trang 177 SGK Toán 2

Bài 1

Tính độ dài các đường gấp khúc sau:

Phương pháp giải:

a) Tính tổng độ dài các đoạn thẳng AB; BC và CD.

b) Tính tổng độ dài các đoạn thẳng MK; KI; IH và HG.

Giải chi tiết:

a) Đường gấp khúc ABCD dài là:

3 + 2 + 4 = 9 (cm)

b) Độ dài đường gấp khúc GHIKM là:

20 + 20 + 20 + 20 = 80 (mm)

Đáp số:a) 9cm; b) 80mm.

Bài 2 trang 177 SGK Toán 2

Bài 2

Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh là:

AB = 30cm, BC = 15cm, AC = 35cm.

Phương pháp giải:

 Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh của hình đó.

Giải chi tiết:

Chu vi hình tam giác ABC là:

30 + 15 + 35 = 80 (cm)

Đáp số: 80 cm.

Bài 3 trang 177 SGK Toán 2

Bài 3

Tính chu vi hình tứ giác MNPQ, biết độ dài mỗi cạnh của hình đó đều bằng 5cm.

Phương pháp giải:

 Tính tổng độ dài bốn cạnh của hình tứ giác đó.

Giải chi tiết:

Chu vi hình tứ giác MNPQ là:

5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm)

Đáp số: 20cm.

Chú ý : Hoặc có thể tính: 5 x 4 = 20 cm.

Bài 4 trang 178 SGK Toán 2

Bài 4

Em thử đoán xem nếu con kiến đi từ A đến C theo đường gấp khúc ABC hoặc theo đường gấp khúc AMNOPQC thì đi đường nào dài hơn.

Kiểm tra lại bằng cách tính độ dài hai đường gấp khúc đó.

Phương pháp giải:

 - Ước lượng độ dài hai đường gấp khúc bằng mắt.

- Tính độ dài đường gấp khúc bằng cách tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần.

Giải chi tiết:

Ước lượng bằng mắt, ta thấy:

Bài 5 trang 178 SGK Toán 2

Bài 5

Xếp 4 hình tam giác thành hình mũi tên (xem hình vẽ):

Phương pháp giải:

 Xoay và ghép hình tam giác đã cho để được hình mũi tên theo yêu cầu.

Giải chi tiết:

 Có thể xếp hình như sau: 


Giải các môn học khác

Bình luận

1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

2. PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100

3. PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100

4. ÔN TẬP

5. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

6. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000

7. ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC - TOÁN 2