Thừa số - Tích

Lý thuyết và bài tập cho bài Thừa số - Tích, Chương 5, Toán 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 trang 94 SGK Toán 2

Bài 1

Viết các tổng sau dưới dạng tích (theo mẫu):

Mẫu : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 × 5

a) 9 + 9 + 9 =

b) 2 + 2 + 2 + 2 =

c) 10 + 10 + 10 =

Phương pháp giải:

- Đếm số hạng giống nhau trong tổng đã cho.

- Viết phép cộng thành phép nhân có dạng: (Số hạng) × (Số số hạng giống nhau).

Lời giải chi tiết:

a) 9 + 9 + 9 = 9 × 3

b) 2 + 2 + 2 + 2 = 2 × 4

c) 10 + 10 + 10 = 10 × 3

Bài 2 trang 94 SGK Toán 2

Bài 2

 Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính (theo mẫu):

Mẫu: 6 × 2 = 6 + 6 = 12;       vậy 6 × 2 = 12

a) 5 × 2                                      b) 3 × 4

    2 × 5                                          4 × 3

Phương pháp giải:

- Từ phép nhân đã cho, xác định giá trị của số hạng và số các số bằng nhau trong tổng đó rồi tính giá trị.

Lời giải chi tiết:

a) 5 × 2 = 5 + 5 = 10, vậy 5 × 2 = 10. 

Bài 3 trang 94 SGK Toán 2

Bài 3

Viết phép nhân (theo mẫu), biết:

a) Các thừa số là 8 và 2, tích là 16                  Mẫu: 8 × 2 = 16.

b) Các thừa số là 4 và 3, tích là 12  

c) Các thừa số là 10 và 2, tích là 20  

d) Các thừa số là 5 và 4, tích là 20

Phương pháp giải:

Ghi nhớ vị trí với tên gọi tương ứng của các số trong một phép nhân bất kì:

[Thừa số] x [Thừa số] = [Tích]

Lời giải chi tiết:

b) 4 × 3 = 12.

c) 10 × 2 = 20.

d) 5 × 4 = 20.


Giải các môn học khác

Bình luận

1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

2. PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100

3. PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100

4. ÔN TẬP

5. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

6. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000

7. ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC - TOÁN 2