Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) - Ngữ văn lớp 7 - Tập 1

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tiết cho Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích), Bài 6, Ngữ văn 7, Tập 1

Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn.

- Đoạn 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn.

Nội dung chính

Bài thơ thể hiện sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp, trong lành. Qua đó cho thấy tâm hồn ung dung, tự tại, phóng khoáng và nhàn tản của Nguyễn Trãi.
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Lời giải chi tiết:

Thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là lục bát. 

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

Câu 2 trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:

a. Nhân vật ta là ai?

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn thơ có năm từ ta.

a) Nhân vật ta là Nguyễn Trãi thi sĩ.

Câu 3 trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn. 

Lời giải chi tiết:

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu với các chi tiết: có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trú: xanh, có bóng mát. Côn Sơn đúng là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh.

Câu 4 trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm. Hình ảnh đó cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Từ sự giao hòa đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một.

Câu 5 trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Lời giải chi tiết:

- Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

- Tác dụng:

    + Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

    + Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

    + Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

Luyện tập: Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

Lời giải chi tiết:

So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ "Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa", ta thấy có những điểm sau:

- Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

Bài tập. Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ "Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ  Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa", ta thấy có những điểm sau:

- Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

- Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 7 TẬP 1

Các thể loại văn tham khảo lớp 7

  • Văn học dân gian lớp 7
    • Đề đền Sầm Nghi Đống Hồ Xuân Hương
    • Đồng hào có ma Nguyễn Công Hoan
    • Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan
  • Văn học nước ngoài lớp 7
  • Văn tự sự - miêu tả lớp 7
  • Văn nhật dụng - lớp 7
  • Nghị luận xã hội lớp 7

Đề kiểm tra giữa kì - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Ngữ văn 7
  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải

SOẠN VĂN 7 TẬP 2

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 2 - Có đáp án và lời giải

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 có lời giải chi tiết