Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Ngữ văn 7 - Tập 1

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tiết cho bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Bài 3, Ngữ văn 7, Tập 1

Thể loại

1. Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là: lời đáp của cô gái.

c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

d- Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca

 

Lời giải chi tiết:

b. Bài ca dao có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần hai là lời đáp của cô gái.

c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao - dân ca.

Câu 2 trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?

Lời giải chi tiết:

- Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

Câu 3 trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” 

Lời giải chi tiết:

- Trong bài 2, cụm từ “Rủ nhau” cho thấy cả những người rủ và người được rủ đều tỏ ra thích thú muốn được tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm. 

Câu 4 trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”

Lời giải chi tiết:

Cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng. Đường vào “quanh quanh” uốn khúc, đây có non, đó có nước quần tụ làm nên một không gian mênh mông khoáng đạt. Non thì xanh, nước thì biếc, màu sắc ấy nhuộm cho Huế thêm tươi mát, êm đềm. Khung cảnh Huế sông động về đường nét, quyến rũ về màu sắc chẳng khác nào “tranh họa đồ” nên đã làm say đắm lòng người.

Câu 5 trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

- Hai dòng thơ đầu bài 4, khác dòng thơ bình thường, được kéo dài ra tới 12 tiếng, có sử dụng các điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng, mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông).

Câu 6 trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.

Lời giải chi tiết:

- Lúa đòng đòng là lúa sắp trổ bông; nắng hồng ban mai là nắng mới lên. Sự so sánh cô gái như “chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” làm nổi bật hình ảnh một cô gái đương xuân, phơi phới, đầy sức sống.

Câu 7 trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

- Bài 4 là lời của chàng trai. Chàng trai đã ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp cô gái và qua đó bày tỏ tình cảm của mình một cách tế nhị đối với cô gái.

Câu 1 trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1 - Luyện tập

Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca?

Trả lời:

Thể thơ trong bốn bài ca dao: Ngoài thể thơ lục bát, chùm bài ca dao này còn sử dụng:

- Thể lục bát biến thể:  Bài số 1, số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát như thường thấy.

- Thể thơ tự do: Bài 4, hai dòng đầu có số chữ quá dài.

Câu 2 trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1 - Luyện tập

Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?

Trả lời:

- Tình cảm chung thể hiện bốn bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Câu hỏi kiến thức cơ bản bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

1. Đáp án đúng là:

b) Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.

c) Hình thức đối đáp rất phổ biến trong ca dao.

Ví dụ:

- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.

        Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng

- Chàng hỏi thì thiếp xin vâng.

       Tre non đủ lá, nên chăng hỡi chàng?…


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 7 TẬP 1

Các thể loại văn tham khảo lớp 7

  • Văn học dân gian lớp 7
    • Đề đền Sầm Nghi Đống Hồ Xuân Hương
    • Đồng hào có ma Nguyễn Công Hoan
    • Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan
  • Văn học nước ngoài lớp 7
  • Văn tự sự - miêu tả lớp 7
  • Văn nhật dụng - lớp 7
  • Nghị luận xã hội lớp 7

Đề kiểm tra giữa kì - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Ngữ văn 7
  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải

SOẠN VĂN 7 TẬP 2

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 2 - Có đáp án và lời giải

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 có lời giải chi tiết