Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 7 - Tập 2

Xemloigiai.net cung cấp bài soạn chi tiết cho Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo), Bài 24, Ngữ văn 7, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần I (Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động)

Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau?

a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông  vải đã được hạ xuống từ hôm "hóa vàng".

b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông  vải đã hạ xuống từ hôm "hóa vàng"[...].

(Vũ Bằng)

Lời giải chi tiết:

Cả hai câu:

- Giống nhau vì đều là câu bị động.

- Khác nhau là ở câu (a) có thêm từ được.

Câu 2 trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần I (Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động)

Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.

Lời giải chi tiết:

Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.

- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Câu 3 trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần I (Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động)

Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao? 

a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.

b) Tay em bị đau.

Lời giải chi tiết:

Những câu trên không phải là câu bị động vì chủ ngữ trong hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.

Câu 1 trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần II (Luyện tập)

Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

Lời giải chi tiết:

a)

- Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII.

- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.

b) - Tất cả cánh cửa chùa được (người ta ) làm bằng gỗ lim.

Câu 2 trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần II (Luyện tập)

Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.

a) Thầy giáo phê bình em.

b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.

c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

Lời giải chi tiết:

a)

- Em bị thầy giáo phê bình. (Em cho rằng, để thầy giáo phê bình là điều tồi tệ)

Câu 3 trang 65 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần II (Luyện tập)

Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.

Lời giải chi tiết:


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 7 TẬP 1

Các thể loại văn tham khảo lớp 7

  • Văn học dân gian lớp 7
    • Đề đền Sầm Nghi Đống Hồ Xuân Hương
    • Đồng hào có ma Nguyễn Công Hoan
    • Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan
  • Văn học nước ngoài lớp 7
  • Văn tự sự - miêu tả lớp 7
  • Văn nhật dụng - lớp 7
  • Nghị luận xã hội lớp 7

Đề kiểm tra giữa kì - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Ngữ văn 7
  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải

SOẠN VĂN 7 TẬP 2

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 2 - Có đáp án và lời giải

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 có lời giải chi tiết