Rút gọn câu - Ngữ Văn lớp 7 - Tập 2

Xemloigiai.net cung cấp bài soạn chi tiết cho Rút gọn câu, Bài 19, Ngữ văn 7, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần I (Thế nào là rút gọn câu)

Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:

a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

Trả lời: 

Những câu tục ngữ sau đây đã được rút gọn:

Câu a. Bị lược đi chủ ngữ;

Câu b. Xuất hiện chủ ngữ “Chúng ta"

Câu 2 trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần I (Thế nào là rút gọn câu)

Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a).

Trả lời: 

Có thể dùng rất nhiều chủ ngữ cho câu a.

Chẳng hạn:

Các em: Mọi người; Cháu...

Câu 3 trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần I (Thế nào là rút gọn câu)

Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?

Trả lời: 

Vì có thể chứa đựng rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều chủ ngữ cho nên, câu (a) đã lược chủ ngữ để trở thành một chân lí cho mọi người.

Câu 4 trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần I (Thế nào là rút gọn câu)

Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?

a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội?

- Ngày mai.

Trả lời:

a) Thành phần vị ngữ bị lược bỏ. Đó là “đuổi theo nó". Nếu thêm vào thì sẽ lặp, nếu không bỏ vào thì người đọc vẫn hiểu được mọi người đang đuổi theo nó. Chính câu đầu cho ta liên tưởng được điều này.

Câu 1 trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần II ( Cách dùng câu rút gọn)

Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

Trả lời: 

- Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." thiếu thành phần chủ ngữ.

- Không nên rút gọn mà nên thêm chủ ngữ: “Chúng em". Bởi vì không thể lấy chủ ngữ “Trường em" để ta liên tưởng ở vị trí chủ ngữ.

Câu 2 trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần II ( Cách dùng câu rút gọn)

Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn (in đậm) dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép?

- Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.

- Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?

- Bài kiểm tra toán.

Trả lời: 

Thưa mẹ, bài kiểm tra toán.

Câu 3 trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần II ( Cách dùng câu rút gọn)

Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?

Trả lời: 

Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý:

- Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

- Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

Câu 1 trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần III (Luyện tập)

Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

a) Người ta là hoa đất.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

d) Tấc đất tấc vàng.

Trả lời: 

- Các câu (b), (c) là những câu rút gọn.

- Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

Câu 2 trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần III (Luyện tập)

Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

a)

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Câu 3 trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần III (Luyện tập)

Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện dưới đây hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện (tr.17 SGK Ngữ văn 7 tập 2), em rút ra được bài học gì về cách nói năng?

Lời giải chi tiết:

Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé, khi trả lời người khách, đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa.

+“Mất rồi” (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất”).

+ “Thưa...tối hôm qua” (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: “Bố cậu bé mất tối hôm qua”).

Câu 4 trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 - Phần III (Luyện tập)

Đọc truyện cười (tr.18 SGK Ngữ văn 7 tập 2). Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

Lời giải chi tiết:

Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn đều có tác tác dụng gầy cười và phê phán. Nó rút gọn đến mức không hiểu được rất thô lỗ.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 7 TẬP 1

Các thể loại văn tham khảo lớp 7

  • Văn học dân gian lớp 7
    • Đề đền Sầm Nghi Đống Hồ Xuân Hương
    • Đồng hào có ma Nguyễn Công Hoan
    • Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan
  • Văn học nước ngoài lớp 7
  • Văn tự sự - miêu tả lớp 7
  • Văn nhật dụng - lớp 7
  • Nghị luận xã hội lớp 7

Đề kiểm tra giữa kì - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Ngữ văn 7
  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải

SOẠN VĂN 7 TẬP 2

Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 2 - Có đáp án và lời giải

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 có lời giải chi tiết