Bến quê (trích) - Nguyễn Minh Châu

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn ngắn gọn cho bài Bến quê, Bài 27, Ngữ văn 9 ngắn gọn, Tập 2

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu … trước cửa sổ nhà mình): Tình cảnh của nhân vật Nhĩ qua cuộc trò chuyện của Nhĩ và Liên.

- Phần 2 (tiếp … lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ): Hành trình sang bên kia sông của Tuấn.

- Phần 3 (còn lại): Chuyến ghé thăm Nhĩ của cụ giáo Khuyến.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 107 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Hoàn cảnh: Là một người từng đi khắp mọi nơi trên Trái Đất nhưng về cuối đời, Nhĩ lại bị buộc chặt vào giường bệnh bời một căn bệnh quái ác khiến anh gần như bị liệt toàn thân và sự sống của anh đã gần cạn kiệt. Anh không thể nào tự mình dịch chuyển được dù chỉ là nửa người trên giường bệnh. Cũng chính lúc này đây, Nhĩ mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông.

Câu 2 trang 107 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Nhĩ nhìn thấy: những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ, con sông Hồng với màu đỏ nhạt đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.

- Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đó là một khao khát vô vọng vì lúc này đây anh sắp phải giã biệt cuộc đời.

=> Sự thức tỉnh muộn màng về những giá trị bền vững mà con người thường lãng quên.

Câu 3 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Sự tinh tế: Từ những cử chỉ ngại ngùng “không dám nhìn vào mặt con”, đến những câu hỏi Liên vì sợ rằng mình trở thành gánh nặng cho gia đình. Ngượng nghịu khi nói ra yêu cầu kì quặc của mình đối với đứa con trai. Lo sợ đứa con trai vì mải chơi mà không kịp chuyến đò. Tưởng tượng mình là đứa con trai đang ở trên chuyến đò đó. Thu nhặt hết chút sức lực cuối cùng để nhô mình ra ngoài cửa sổ, khoát khoát đứa con trai.

- Tinh thần nhân đạo: Dù trong hoàn cảnh hiểm nghèo, nhân vật vẫn ánh lên hi vọng được đi đến bãi bồi bên kia. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương của nhân vật Nhĩ.

Câu 4 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Hành động khác thường của Nhĩ: khoát khoát tay với cậu con trai. Có thể được hiểu là anh đang rất nôn nóng thúc giục cậu con trai của mình hãy nhanh chóng lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

- Đây là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình để nhắn nhủ với người đọc những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

Câu 5 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Hình ảnh bãi bồi bên kia sông: vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc.

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng là hai chi tiết gợi ra cho biết sự sống của Nhĩ đã ở vàọ những ngày sau cuối.

-  Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế: sự vòng vèo, chùng chình trong đời sống con người.

Câu 6 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2

- Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn vàn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ.

- Đoạn văn đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện: trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, qua đó thức tỉnh người đọc nhận ra và trân quý những điều bình dị quanh mình.

Câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2 - Luyện tập

Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, bình dị của một hàng cây, một con thuyền, dòng sông, bến đò, bãi bồi... Tất cả những hình ảnh tưởng chừng bình thường nhưng lại giàu giá trị biểu tượng.

Câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2 - Luyện tập

  Đoạn văn trên là lời gửi gắm của tác giả về triết lý cuộc đời thông qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Những dòng suy nghĩ ấy đã đánh thức trong mỗi người đọc về nghịch lý của cuộc sống. Con người ta trong cuộc sống sẽ gặp phải những vòng vèo, chùng chình khiến ta lãng quên mất những giá trị hạnh phúc, những vẻ đẹp bình dị mà bền lâu ở ngay xung quanh chúng ta như bãi bồi bên kia sông. Khi con trẻ, con người chỉ chăm chăm tìm kiếm những vẻ đẹp nơi phương xa mà không nhận ra chính gia đình, quê hương mình mới là những giá trị, những cái đẹp đích thực.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

  • Cố hương
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
  • Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)

Bài 17

SOẠN VĂN 9 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34